Người điều trị bệnh gout cần lưu ý điều gì?

Anh Nhàn |

Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Trong đó, có thể gây ra bệnh lý về xương khớp. Nhiều người bệnh vì tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, khiến bệnh không được phát hiện sớm dẫn đến khó khăn trong việc điều trị sau này.

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa tiếp nhận người bệnh H.M.K. (38 tuổi, ngụ tại TPHCM). Anh K. được phát hiện mắc bệnh gout trong một lần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên do chủ quan nghĩ mình còn trẻ, anh không chủ động điều trị cũng như duy trì chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh diễn tiến nặng.

Gần đây, anh thường xuyên bị các cơn đau, nóng và sưng tấy khớp bàn chân. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh của anh đã tiến triển giai đoạn nặng do nhiều khớp bị biến dạng kèm theo biến chứng. Vì vậy, việc điều trị của anh K. phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Phải sau gần 1 năm, tình trạng sưng đau khớp mới được điều trị dứt điểm, anh K. có thể trở lại làm việc như bình thường.

Theo TS.BS Cao Thanh Ngọc (Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), gout không phải là một bệnh khó điều trị. Bệnh thường biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính.

Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp. Nếu không được điều trị đúng, lâu ngày bệnh sẽ tiến triển thành viêm khớp gout mạn với sưng đau khớp thường xuyên, biến dạng khớp, nổi hạt tophi, bệnh thận do gout, sỏi thận…

Thực tế, có nhiều người bệnh đến khám khi bệnh đã trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị. Không ít người sau khi triệu chứng được cải thiện sau một thời gian điều trị thì tự ý ngưng thuốc hoặc chỉ dùng thuốc khi có các triệu chứng sưng đau khớp. Sau khi thấy các triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc, không tuân theo liều lượng dùng cũng như các chỉ định của bác sĩ.

Cùng với đó, việc tự mua thuốc uống và sử dụng những phương thuốc không rõ nguồn gốc cũng là sai lầm rất thường gặp của người bệnh. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng, viêm phổi. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ tàn phế do acid uric tăng cao, lâu ngày lắng đọng trên khớp gây biến dạng và mất chức năng khớp. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong.

TS.BS Cao Thanh Ngọc khuyến cáo, ngay khi có các triệu chứng sưng đau các khớp, người bệnh nên chủ động đến tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tránh việc tự ý điều trị khiến bệnh trầm trọng hơn. Sau khi hết sưng đau khớp, người bệnh cần phải kiên trì điều trị bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp. Nên uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như: nội tạng động vật, thịt bò, hải sản… đồng thời nên tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức phù hợp.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Đề phòng bệnh không lây nhiễm: Giảm ăn muối, đường

Hạ Mây (TH) |

Bệnh không lây nhiễm (KLN), thường là các bệnh mạn tính, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm lượng muối ăn, lượng đường ăn vào hàng ngày.

Phát hiện ca bệnh Whitmore khi sàng lọc COVID-19

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa phát hiện và điều trị kịp thời 1 ca bệnh Whitmore (một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, thường gia tăng vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11). Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vài ngày. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và vẫn đang được điều trị, chăm sóc tích cực.

Vì sao nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới?

T.Chân - H.Phương |

Bệnh gút (gout) là bệnh nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại, nhất là nam giới. Người mắc bệnh sẽ bị viêm các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đề phòng bệnh không lây nhiễm: Giảm ăn muối, đường

Hạ Mây (TH) |

Bệnh không lây nhiễm (KLN), thường là các bệnh mạn tính, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm lượng muối ăn, lượng đường ăn vào hàng ngày.

Phát hiện ca bệnh Whitmore khi sàng lọc COVID-19

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa phát hiện và điều trị kịp thời 1 ca bệnh Whitmore (một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, thường gia tăng vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11). Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vài ngày. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và vẫn đang được điều trị, chăm sóc tích cực.

Vì sao nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới?

T.Chân - H.Phương |

Bệnh gút (gout) là bệnh nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại, nhất là nam giới. Người mắc bệnh sẽ bị viêm các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.