Vì sao nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới?

T.Chân - H.Phương |

Bệnh gút (gout) là bệnh nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại, nhất là nam giới. Người mắc bệnh sẽ bị viêm các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Chia sẻ về bệnh gút, bác sĩ Trần Thị Ngọc Dung (Bác sĩ khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM) cho hay: "Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp. Bệnh thường gặp ở nam giới ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người trẻ ở độ tuổi 30 cũng mắc bệnh này. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính”.

Cũng theo bác sĩ Ngọc Dung, nhiều người mắc bệnh gút là do cơ thể tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) trong khi việc đó bài tiết chất này ra ngoài gặp cơ thể gặp khó khăn. Sở dĩ bài tiết acid uric giảm vì người mắc gút còn có khả năng mắc các bệnh nền liên quan như: thận, tăng huyết áp, cường chức năng tuyến cận giáp hay sử dụng một một số thuốc (cyclosporine, pyrazynamid, ethambutol, liều thấp aspirine). Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới… cũng là nguyên nhân dẫn đến gút.

Không những vậy, uống rượu bia cũng làm tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia. Đó là lý do khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Triệu chứng của bệnh gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm

Bác sĩ Ngọc Dung thông tin thêm, triệu chứng của bệnh gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gút không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã mắc gút cấp tính hoặc mãn tính. 

“Các triệu chứng chính của bệnh là khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy đỏ. Khi đụng vào, khớp đau nhiều hơn. Thêm vào đó, vùng xung quanh khớp sẽ ấm lên. Người bệnh có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi. Cơn đau điển hình nhất của bệnh gút thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, những vùng khớp khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, như khớp ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay…” – bác sĩ Ngọc Dung cho biết.

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến người bệnh

Khi thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột làm tăng sự lắng đọng của acid uric dễ tạo ra cơn gút cấp. Các thói quen sinh hoạt không tốt có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn như ăn uống không điều độ, ít vận động, uống ít nước, uống nhiều rượu, bia. Đồng thời, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 5 lần người bình thường

Chia sẻ về chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút, bác sĩ Ngọc Dung thông tin: “Người bệnh gút cần ăn nhiều hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên chất. Uống nhiều nước và giảm chất béo. Hơn thế nữa, nên kiêng loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), nội tạng (gan, lòng, óc…) và các loại hải sản (cá cơm, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, tôm, cua…). Đặc biệt, kiêng rượu bia để tránh cơn đau gút nặng hơn”.

T.Chân - H.Phương
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ từ thói quên dùng chung chén chấm gia vị

V.Phú |

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã có những khuyến khích không nên duy trì về thói quen chấm chung của người Việt giữa đại dịch COVID-19. Nếu ăn cơm nhà là an toàn nhất trong thời điểm này, thì gia đình cần xem lại thói quen dùng chung chén chấm.

Mẹo để kiểu tóc che khuyết điểm cho phụ nữ mặt vuông

Tuấn Đạt |

Một số chị em luôn bị tự ti nếu sở hữu một khuôn mặt vuông, tuy nhiên, có vài mẹo vặt để kiểu tóc sau đây có thể giúp bạn hạn chế nhược điểm này.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Những tiềm ẩn của bệnh thoái hóa cột sống cổ đối với người trẻ tuổi

Hà Thanh |

Thời gian gần đây, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh liên quan có xu hướng tăng dần dẫn đến những hậu quả liệt tứ chi, bí tiểu... gây khó khăn cho bệnh nhân. Không những vậy, căn bệnh này còn có hiện tượng trẻ hóa, những người trẻ ngày càng dễ gặp phải những vấn đề về cột sống.

Nguy cơ từ thói quên dùng chung chén chấm gia vị

V.Phú |

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã có những khuyến khích không nên duy trì về thói quen chấm chung của người Việt giữa đại dịch COVID-19. Nếu ăn cơm nhà là an toàn nhất trong thời điểm này, thì gia đình cần xem lại thói quen dùng chung chén chấm.

Mẹo để kiểu tóc che khuyết điểm cho phụ nữ mặt vuông

Tuấn Đạt |

Một số chị em luôn bị tự ti nếu sở hữu một khuôn mặt vuông, tuy nhiên, có vài mẹo vặt để kiểu tóc sau đây có thể giúp bạn hạn chế nhược điểm này.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Những tiềm ẩn của bệnh thoái hóa cột sống cổ đối với người trẻ tuổi

Hà Thanh |

Thời gian gần đây, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh liên quan có xu hướng tăng dần dẫn đến những hậu quả liệt tứ chi, bí tiểu... gây khó khăn cho bệnh nhân. Không những vậy, căn bệnh này còn có hiện tượng trẻ hóa, những người trẻ ngày càng dễ gặp phải những vấn đề về cột sống.