Bệnh Chikungunya: Biện pháp phòng ngừa như phòng bệnh sốt xuất huyết

TÂM AN |

Bệnh Chikungunya là bệnh nhiễm virus do muỗi vằn truyền bệnh, dịch bệnh này đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia. Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. 

Nguy cơ xảy ra dịch Chikungunya tại TPHCM là không cao

Bác sĩ Lê Hồng Nga (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM) đưa ra con số, tính đến đầu tháng 8.2020, dịch Chikungunya đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia khiến 1.700 người mắc bệnh. Bệnh Chikungunya hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng ngừa bệnh. Tại TPHCM hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus Chikungunya và nguy cơ xảy ra dịch Chikungunya trên địa bàn là không cao. 

“Bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự như sốt xuất huyết và có thể gây chẩn đoán nhầm, đặc biệt là ở vùng thường xuất hiện sốt xuất huyết. Chikungunya còn được gọi là “makonde” có nghĩa là có tình trạng “uốn cong người lên và về phía trước” xuất hiện ở các thể nặng của bệnh. Người nhiễm bệnh rất hiếm tử vong nhưng bệnh kéo dài và làm giảm chất lượng sống” - Bác sĩ Lê Hồng Nga nói. 

Biện pháp phòng chống bệnh giống như phòng bệnh sốt xuất huyết

Việt Nam có 10 tỉnh giáp với Campuchia. Khu vực phía nam có tổng cộng 22 điểm thực hiện giám sát trọng điểm bệnh do virus Chikungunya, lồng ghép với giám sát sốt xuất huyết Dengue và bệnh do virus Zika. Có 2 điểm giám sát bệnh này tại thành phố là Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Bệnh viện Hùng Vương. Sở Y tế TPHCM trong thời gian tới sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM khuyến cáo, người dân phòng bệnh bằng các biện pháp như phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya do muỗi vằn truyền bệnh. 

Người dân nên dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng; đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng; sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt. Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn,… cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

TÂM AN
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ ngày nắng nóng

K.Linh |

Thời tiết nắng nóng làm mọi người dễ bị cảm nắng, suy nhược,… và thậm chí đột quỵ. Để giảm nguy cơ đột quỵ, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ ngày nắng nóng

K.Linh |

Thời tiết nắng nóng làm mọi người dễ bị cảm nắng, suy nhược,… và thậm chí đột quỵ. Để giảm nguy cơ đột quỵ, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn.