Nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ ngay trong nhà

Hà Lê |

Trẻ có thể gặp tai nạn ngay chính trong ngôi nhà của mình như nuốt phải thuốc diệt chuột, bỏng hóa chất, uống thuốc tẩy... Đây là những tai nạn dễ xảy ra, đã được cảnh báo nhiều nhưng vẫn xảy ra.

Trẻ vô tình ăn, uống những thứ nguy hiểm

Khoa Nhi – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã tiếp nhận và xử trí cho một bệnh nhi 15 tháng tuổi nhập viện do vô tình nuốt phải thuốc diệt chuột. Theo gia đình bệnh nhi, trẻ vô tình nuốt phải thuốc diệt chuột. Gia đình đã kịp thời phát hiện, lấy bỏ được ½ viên thuốc từ miệng trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến viện. Được biết trước đó, gia đình có mua một loại thuốc chuột dạng viên màu hồng không rõ tên để diệt chuột trong nhà.

Các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày, làm các xét nghiệm cần thiết và theo dõi sức khỏe của trẻ. Theo bác sĩ, gia đình đã phát hiện sớm và đưa trẻ đến viện kịp thời để tiến hành cấp cứu, hiện tại sức khỏe của trẻ ổn định và đã được xuất viện. Theo các bác sĩ: Đây chỉ là 1 trong các trường hợp uống nhầm thuốc diệt chuột được tiếp nhận và xử trí tại bệnh viện. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ uống phải liều lượng lớn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như co giật, rối loạn nhịp tim, suy thận, rối loạn đông máu (xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hoá...) có thể dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ Đơn vị bỏng, khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng vừa tiếp nhận và điều trị cho bé gái T.N 19 tháng tuổi (ở Hà Nội), bị hóa chất tẩy dầu mỡ xịt vào vùng cổ gây bỏng.

Mẹ của bệnh nhi T.N chia sẻ, chị có mua chai xịt tẩy dầu mỡ về để tẩy rửa dầu mỡ bám trên máy hút mùi của gia đình, trong khi đang dọn dẹp thì anh trai của bé T.N nhắc mẹ tới giờ đi học thêm nên chị đã đi sắp xếp đồ dùng cho con đi học. Khi quay lại thì đã thấy bé T.N cầm chai xịt tẩy dầu mỡ trên tay và bấm vào vòi xịt khiến một phần hoá chất xịt vào vùng cổ trái của trẻ. Sau tai nạn, bé T.N khóc ré lên, mẹ quan sát thấy cổ của con đỏ lên và có cho con rửa cổ dưới vòi nước một vài giây. Tuy nhiên, bé T.N tỏ ra đau đớn và  khóc nhiều nên gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám, điều trị.

Bác sĩ Phùng Công Sáng – Phó trưởng khoa Chỉnh hình, phụ trách Đơn vị Bỏng – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mặc dù bệnh nhi đến bệnh viện ngay, nhưng không tiến hành sơ cứu ban đầu tốt, nên khi vào đến bệnh viện hóa chất còn tồn đọng trên da làm tổn thương bỏng sâu thêm. Bỏng hóa chất có những đặc thù khác với bỏng do các nguyên nhân khác là sau khi phát hiện bỏng cần cố gắng loại bỏ hóa chất dính trên cơ thể bằng rửa nước và trung hòa hóa chất (nếu có thể đủ kiến thức và phương tiện) để tổn thương bỏng không tiếp tục diễn tiến nặng và tổn thương sâu hơn nữa.

“Rất may mắn trường hợp bé T.N lượng hóa chất văng lên trẻ không nhiều, chừng 1% (100cm2), và không vào những vùng nguy hiểm như mắt. Vì hóa chất này vào mắt có thể gây bỏng giác mạc và có thể để lại những di chứng đáng tiếc sau này như mù lòa”, bác sĩ Sáng cho hay.

Bác sĩ Phùng Công Sáng cho biết, bỏng hóa chất là tình trạng bỏng khá đặc biệt, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các loại hóa chất như axit hoặc bazơ. Bỏng hóa chất có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể nạn nhân, làm tổn thương các cơ quan nội tạng nếu không may nuốt hóa chất vào người.

Đồ bắt mắt dễ làm con trẻ nghĩ là đồ ăn

Các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thận trọng bởi thuốc diệt chuột thường có màu sắc bắt mắt, hơn nữa với bản tính tò mò và chưa thể tự nhận thức nên trẻ rất dễ nuốt phải. Vì vậy các bậc phụ huynh cần để xa các loại thuốc này khỏi tầm tay của trẻ. Khi phát hiện trẻ có hiện tượng lạ cần đưa đến viện cấp cứu ngay.

Đối với hóa chất tẩy dầu mỡ là những hợp chất có chứa các thành phần hóa học có tính kiềm, có tác dụng bóc tách các vết dầu mỡ bám trên bề mặt. Các thành phần có trong chất tẩy rửa dầu mỡ rất đa dạng và được tạo ra từ các chất vô cơ, hữu cơ… Mặc dù có hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng sử dụng, các loại chất tẩy rửa hóa học vẫn có thể gây bỏng đặc biệt với trẻ em. Hằng năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ bị bỏng hoặc uống nhầm hoá chất, các tai nạn thường gặp trong gia đình…

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, tò mò khám phá môi trường sống xung quanh, tuy nhiên lại chưa có ý thức và kỹ năng phòng, tránh rủi ro có thể xảy ra nên rất dễ gặp tai nạn. Để phòng tránh các tai nạn cho trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần: Để hóa chất xa tầm tay trẻ em; Bảo quản hóa chất trong các bình chứa phù hợp và an toàn sau khi sử dụng; Hóa chất phải được giữ trong đúng bình chứa và có ghi nhãn rõ ràng bên ngoài; Nếu có thể nên tránh sử dụng hóa chất; Không nên trộn lẫn các loại hóa chất với nhau.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người trẻ ngưng tim đột ngột khi tham gia sinh hoạt thường nhật

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Nhiều bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ nhưng bất ngờ bị ngưng tim, ngưng thở, huyết áp không đo được. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. 

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Cứu người bệnh ngộ độc ẩu tẩu

Hà Lê |

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang) vừa tiếp nhận Bệnh nhân Bùi Thị Hồng K, 40 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang vào viện do tình trạng ngộ độc ấu tẩu.

Nhiều người trẻ ngưng tim đột ngột khi tham gia sinh hoạt thường nhật

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Nhiều bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ nhưng bất ngờ bị ngưng tim, ngưng thở, huyết áp không đo được. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. 

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Cứu người bệnh ngộ độc ẩu tẩu

Hà Lê |

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang) vừa tiếp nhận Bệnh nhân Bùi Thị Hồng K, 40 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang vào viện do tình trạng ngộ độc ấu tẩu.