Nguyên nhân từ thực phẩm:
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn một loại thực phẩm với tác nhân gây hại. Khi đó, hệ thống tiêu hóa tiết ra loại dịch nhằm giải phóng các kháng thể để chống lại tác nhân gây hại. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng đến dạ dày và gây nên những cơn đau sau khi ăn.
Ăn quá nhiều
Tình trạng ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn thông thường. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ khiến chức năng của dạ dày bị trì trệ, năng suất giảm sút và hình thành nên những cơn đau dạ dày khó chịu ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn.
Ăn nhiều thực phẩm cay
Ăn nhiều thực phẩm cay cùng một lúc không được chuyên gia khuyến khích, đặc biệt là các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa. Nếu dung nạp vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm cay nóng có thể hình thành nên chứng ợ nóng, ợ hơi, thậm chí gây không ít sự khó chịu ở dạ dày và gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác:
Loét dạ dày
Nếu bạn đang vật lộn với cơn đau mãn tính sau khi ăn và cũng đang phải đối mặt với tình trạng sụt cân, thiếu máu, nôn mửa, khó nuốt hoặc đi ngoài ra máu, thì đó có thể là dấu hiệu của một vết loét.
Loét là những vết loét phát triển ở niêm mạc thực quản, dạ dày hoặc ruột non của bạn, thường được điều trị bằng thuốc giảm axit và kháng sinh trong một số trường hợp, vì vậy bạn thực sự cần đi khám bác sĩ về vấn đề này.
Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp thường dẫn đến những cơn đau dạ dày cấp. Cơn đau này thường xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Thông thường, cơn đau do viêm dạ dày cấp thường trở nên dữ dội và khiến người bệnh quằn quại, không thể tập trung vào công việc đang thực hiện.
Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức
Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức - SIBO xảy ra khi có một lượng bất thường vi khuẩn trong ruột non của bạn. Khi có quá nhiều vi khuẩn xấu sẽ lấn át vi khuẩn tốt cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Nó có thể gây đầy bụng, tiêu chảy và đau bụng sau bữa ăn do tiêu hóa kém.