Nỗ lực chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Anh Nhàn |

"Đội đột quỵ" thuộc Khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) phải phối hợp nhịp nhàng, chạy đua với thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Ông N.T.T (78 tuổi), đột ngột liệt hoàn toàn nửa người trái. 98 phút sau khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ, ông đã được đưa tới Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu. 

Kết quả chụp CTScan sọ não cho thấy cụ ông 78 tuổi chưa bị xuất huyết não, được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não bán cầu phải kèm tăng huyết áp. 

Cứ tăng thêm một phút đồng hồ, 2 triệu tế bào nơ ron thần kinh, tức là khoảng 12km sợi trục nơ - ron thần kinh não trong người của người bệnh sẽ chết nếu thiếu máu nuôi. Điều đó đồng nghĩa, nếu ê-kíp không chữa trị kịp thời, tính mạng của người bệnh khó được bảo toàn. 

Nhận được thông tin ca cấp cứu, “Đội đột quỵ" của bệnh viện gồm các bác sĩ cấp cứu, bác sĩ thần kinh, bác sĩ can thiệp mạch máu thần kinh, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh… lên dây cót tinh thần, cứu sống bệnh nhân trong tích tắc.

Ê - kíp đã sử dụng phương pháp tiêu sợi huyết tĩnh mạch, chạy đua với thời gian cứu lấy tế bào não của cụ ông. Kết quả, bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm và có tiến triển tốt. 

Những năm qua, "đội đột quỵ" của bệnh viện đã phối hợp nhịp nhàng như thế để cứu sống rất nhiều ca bệnh. Theo quy trình, các bệnh nhân khi nhập viện và tiếp cận bác sĩ cấp cứu mất khoảng 10 phút, sau đó tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng hết 35 phút sẽ được các bác sĩ lập tức điều trị.

Trong năm 2019, bệnh viện tiếp nhận 1.025 ca đột quỵ, gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, có 81 ca phục hồi nhờ điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch đơn thuần, 9 ca bệnh sử dụng phương pháp tiêu sợi huyết tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. 

BS. CKII Trần Trung Thành (Trưởng Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) nhấn mạnh, 30 phút sau từ khi bệnh nhân phát bệnh, cần đưa ngay tới các bệnh viện để chữa trị. Đây được xem là thời gian "kim cương" để cứu sống bệnh nhân.

Đối với căn bệnh này, thời gian là yếu tố quyết định chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân sau hồi phục. 

Bệnh đột quỵ luôn là vấn đề lớn của ngành y tế. Tỷ lệ mới mắc đột quỵ tuy giảm 42% ở các nước thu nhập cao, nhưng lại tăng hơn 100% ở các nước thu nhập thấp (tỷ lệ tử vong 18 - 35%). Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cũng như tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Gần đây, điều trị đột quỵ đã có những tiến bộ vượt bậc, giảm tử vong và tàn phế. Tuy nhiên, điều tiên quyết là chúng ta, cả bệnh nhân cũng như các bác sĩ, phải chạy đua với thời gian.

Đơn vị Đột quỵ thuộc Khoa Nội Thần kinh (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) vừa đạt được giải vàng Angels theo tiêu chuẩn Hiệp hội Đột quỵ Thế giới (WSO). 

Được biết, chương trình Angels là Chương trình Xây dựng Mạng lưới Chăm sóc Cấp cứu - Điều trị Đột quỵ theo các quy chuẩn quốc tế của WSO, ESO. Angels mang tính chất toàn cầu được triển khai bởi Cty Boehringer. 

Mục đích của nó là giúp bệnh nhân đột quỵ được xử trí kịp thời bằng cách tăng số bệnh viện tiếp nhận đột quỵ và tối ưu hóa chất lượng điều trị tại tất cả các trung tâm đột quỵ hiện có.


Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Cách phân biệt vết thương do kiến ba khoang cắn và giời leo

Nhàn Lê |

Nhiều người nhầm lẫn vết thương giữa viêm da tiếp xúc và zona thần kinh (hay được gọi là bệnh giời leo). Vậy làm thế nào để phân biệt hai căn bệnh này để có hướng điều trị phù hợp? 

Làm "của quý" nhân tạo cho chàng trai 26 tuổi do bị hoại tử mất "của quý"

Anh Nhàn |

Dương vật của anh T.Đ.K đã bị hoại tử sau một lần cắt bao quy đầu. Các bác sĩ đã phẫu thuật tạo hình dương vật nhân tạo, khôi phục lại cảm giác của vùng sinh dục và hình ảnh toàn vẹn cho người bệnh. 

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng bằng kết hợp đông - tây y

Anh Nhàn |

Viêm loét dạ dày - tá tràng  làm cho người bệnh có những cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.... Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày, thậm chí tử vong. 

Nguy cơ thủng ruột vì nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng

Tâm An |

Các vật nhọn và dài như xương cá, tăm xỉa răng nếu vô ý nuốt phải có thể khiến người bệnh thủng ruột, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm khi đi sâu xuống hệ tiêu hoá. 

Cách phân biệt vết thương do kiến ba khoang cắn và giời leo

Nhàn Lê |

Nhiều người nhầm lẫn vết thương giữa viêm da tiếp xúc và zona thần kinh (hay được gọi là bệnh giời leo). Vậy làm thế nào để phân biệt hai căn bệnh này để có hướng điều trị phù hợp? 

Làm "của quý" nhân tạo cho chàng trai 26 tuổi do bị hoại tử mất "của quý"

Anh Nhàn |

Dương vật của anh T.Đ.K đã bị hoại tử sau một lần cắt bao quy đầu. Các bác sĩ đã phẫu thuật tạo hình dương vật nhân tạo, khôi phục lại cảm giác của vùng sinh dục và hình ảnh toàn vẹn cho người bệnh. 

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng bằng kết hợp đông - tây y

Anh Nhàn |

Viêm loét dạ dày - tá tràng  làm cho người bệnh có những cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.... Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày, thậm chí tử vong. 

Nguy cơ thủng ruột vì nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng

Tâm An |

Các vật nhọn và dài như xương cá, tăm xỉa răng nếu vô ý nuốt phải có thể khiến người bệnh thủng ruột, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm khi đi sâu xuống hệ tiêu hoá.