Nguy cơ thủng ruột vì nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng

Tâm An |

Các vật nhọn và dài như xương cá, tăm xỉa răng nếu vô ý nuốt phải có thể khiến người bệnh thủng ruột, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm khi đi sâu xuống hệ tiêu hoá. 

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TPHCM) liên tục tiếp nhận các bệnh nhân vô tình nuốt phải các vật nhọn gây thủng ruột. Mới đây, bệnh nhân V.P (49 tuổi, ngụ tại Tỉnh Long An) vô tình rót và uống bia từ ly có để tăm xỉa răng. Ngay sau đó bệnh nhân liền bị sặc, ói ra một cây tăm. Vì nghĩ là đã ói ra hết nên không đi khám. Đến khi đau nhói vùng bụng trên, bệnh nhân mới nhập viện để điều trị. 

Các bác sĩ ghi nhận có đến 2 cây tăm cùng đâm xuyên thủng tá tràng. Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị thủng mặt sau tá tràng. Đây là khu vực rất nguy hiểm vì nằm gần mạch máu quan trọng. Rất may bệnh nhân được cấp cứu và điều trị kịp thời nên sức khoẻ bệnh nhân hiện đã ổn định. 

Tương tự, bệnh nhân T (46 tuổi, ngụ tại H. Hóc Môn, TP.HCM) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, suýt thủng ruột. Trước đó một ngày, bệnh nhân vô tình nuốt phải xương cá trong lúc ăn cơm. Cứ nghĩ xương không vướng ở cổ, có thể sẽ tự tiêu bằng đường tự nhiên, nhưng không ngờ đến hôm sau bệnh nhân gặp phải cơn đau bụng quằn quại hết sức nguy hiểm từ việc này.

Kết quả thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một dị vật dài nhọn đâm vào thành tá tràng. Bệnh nhân T. được chỉ định nội soi không đau để lấy dị vật. Qua nội soi ống mềm, bác sĩ lấy ra mẩu xương cá còn nguyên vẹn, dài gần 5cm có cạnh nhọn sắc ghim một đầu vào thành tá tràng. Sau khi lấy mẩu xương, vị trí bị đâm ổn định, không chảy máu. Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định. 

BS.CKI. Trương Ngọc Nhã - Trưởng Trung Tâm Nội Soi Bệnh viện đa khoa Xuyên Á khuyến cáo người dân cẩn thận với thói quen dùng tăm xỉa răng hoặc ngậm tăm. Đồng thời, khi ăn những thực phẩm có nhiều xương như cá, gà, vịt… cũng phải thật cẩn thận, vì các loại xương này là dị vật có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ thực quản đến hậu môn).

Bác sĩ Ngọc Nhã đưa ra lời khuyên, khi có dấu hiệu hóc dị vật thì cần đến ngay các bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời, nhằm tránh tối đa các trường hợp dị vật đi sâu xuống hệ tiêu hóa, gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Bệnh viện Bà Rịa phòng chống COVID-19

Anh Nhàn |

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa đến hỗ trợ các đồng nghiệp điều trị 7 ca mắc COVID-19 ở Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 

Con bị dính lưỡi, chậm nói - cha mẹ dễ bỏ qua dấu hiệu ban đầu

Hà Lê |

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Châm cứu bằng laser có thực sự hiệu quả?

Anh Nhàn |

Liệu pháp châm cứu bằng tia laser là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của tây y, cây kim châm được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị giúp điều trị đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể…

Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở trong đêm

Tâm An |

Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM vừa tiếp nhận ca bệnh được cấp cứu trong tình trạng máu chảy liên tục và bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.

Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Bệnh viện Bà Rịa phòng chống COVID-19

Anh Nhàn |

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa đến hỗ trợ các đồng nghiệp điều trị 7 ca mắc COVID-19 ở Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 

Con bị dính lưỡi, chậm nói - cha mẹ dễ bỏ qua dấu hiệu ban đầu

Hà Lê |

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Châm cứu bằng laser có thực sự hiệu quả?

Anh Nhàn |

Liệu pháp châm cứu bằng tia laser là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của tây y, cây kim châm được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị giúp điều trị đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể…

Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở trong đêm

Tâm An |

Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM vừa tiếp nhận ca bệnh được cấp cứu trong tình trạng máu chảy liên tục và bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.