Nằm than sau khi sinh:

Quan niệm sai lầm có thể gây nguy hại cho mẹ và bé

T.Chân - A.Nhàn |

Nhiều người đốt than hoặc củi nhỏ để sưởi ấm cho cả mẹ và bé khi “ở cử” theo quan niệm dân gian, là một trong những thói quen không đúng khoa học. Các chuyên gia y khoa đưa ra cảnh báo, nhiều sản phụ vì thiếu hiểu biết đã dùng than để sưởi ấm sau khi sinh dẫn đến những hiểm họa đáng tiếc cho cả mẹ và bé...

Tuyệt đối không để trẻ nằm than

Gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp sản phụ sau sinh đốt than để sưởi ấm đã dẫn đến bỏng nặng, nhiễm trùng máu và nghiêm trọng hơn là tử vong. 

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) cho hay, bệnh viện vừa điều trị một ca trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh. Theo đó, bé Nguyễn M.N, 13 ngày tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước được chuyển vào bệnh viện trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, bụng chướng, lưng bị sưng nề, đỏ. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, bé được chẩn đoán bị bỏng độ 2, áp xe, nhiễm trùng máu. Trước đó, bệnh viện cho biết cũng tiếp nhận các ca bé bị bỏng do nằm than.

Cuối năm 2019, tại tỉnh Kon Tum đã xảy trường hợp tương tự. Sản phụ mới sinh đốt than sưởi ấm trong phòng dẫn đến tử vong. Vụ việc này một lần nữa cảnh tỉnh đến người dân về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm trong phòng, đặc biệt là những gia đình có phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo, người nhà không nên thực hiện sưởi ấm cho bé bằng cách hơ than vì da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương. Do đó, khi trời lạnh, phụ huynh có thể giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, đội nón, đeo vớ. Tuyệt đối không để trẻ nằm than.

Đưa ra quan điểm về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng khẳng định, việc đốt than hoặc củi nhỏ trong phòng kín là một trong những thói quen sai lầm. Nếu mẹ và bé nằm chung có thể dẫn đến hiểm họa cho cả hai vì dễ xảy ra ngộ độc khí CO. 

“Theo phong tục tập quán trước đây, nhiều người thường sử dụng biện pháp làm ấm sản phụ bằng cách đốt than hoặc đốt củi nhỏ nhưng quan niệm này không đúng. Bản chất của hơ than chỉ giúp cơ thể phụ nữ ấm lên, không giải quyết được những vấn đề lưu thông máu, hồi phục vết thương sau sinh. Mẹ và bé có thể bị bỏng do xông, hơ than. Đồng thời, than, củi đốt lên sẽ sản xuất ra khí CO. Khí này sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, từ đó làm cho lượng oxy hấp thụ vào cơ thể giảm nên dễ dẫn đến tử vong do ngạt, thiếu oxy.”  – bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo.

Nên massage, xông thảo dược thay vì hơ than

Trên phương diện y khoa hiện đại, bác sĩ Mỹ Nhi đưa ra lời khuyên rằng, có nhiều giải pháp thay thế sưởi bằng than giúp cho thai phụ ấm áp, máu huyết lưu thông, tử cung co hồi tốt hơn. 

Một trong những biện pháp thay thế sưởi than là vận động nhẹ. Kết hợp với vận động nhẹ, thai phụ sau sinh có thể sử dụng máy sấy để làm khô âm đạo sau khi tắm. Ngoài ra, phương pháp massage hoặc xông thảo dược cũng được nhiều thai phụ áp dụng, giúp cho phụ nữ sau sinh cảm thấy sảng khoái hơn, vùng kín được nhẹ nhàng hơn và khô ráo hơn.

Đối với những sản phụ ở vùng cao hoặc nơi có nhiệt độ thấp thì nên mặc quần áo ấm cho bản thân và kết hợp giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, đội nón, đeo vớ nhưng không được mặc quá chặt để trẻ bị tăng thân nhiệt. Nếu gia đình có máy lạnh thì tăng nhiệt độ lên cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài. Nhiệt độ phù hợp với trẻ sơ sinh là từ 26 – 28 độ C.

Việc kết hợp một cách khoa học các biện pháp trên giúp giữ ấm cho cả mẹ và bé, giúp vết thương của mẹ mau lành, sản dịch thoát ra dễ dàng hơn, tử cung co hồi tốt hơn mà không cần nằm than sưởi. 

T.Chân - A.Nhàn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Nhiều người bệnh không hài lòng về thủ tục nhập viện và xuất viện

Thanh Chân |

Kết quả khảo sát về sự trải nghiệm của người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM trong 6 tháng cuối năm 2019 của Sở Y tế TPHCM cho thấy còn nhiều vấn đề mà người bệnh chưa có được sự trải nghiệm tốt. 

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

ANH TÚ |

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho hay vừa tiếp nhận và phẫu thuật cho một bệnh nhân bị biến chứng thoái hóa khớp gối (THKG) do tiêm khớp để điều trị chứng đau nhức 2 đầu gối suốt 6 năm qua.

Có nên nhổ răng khôn?

Thanh Chân |

Mọc răng trong cùng của hàm hay còn được gọi là răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều trải qua. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.

TPHCM: Nhiều người bệnh không hài lòng về thủ tục nhập viện và xuất viện

Thanh Chân |

Kết quả khảo sát về sự trải nghiệm của người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM trong 6 tháng cuối năm 2019 của Sở Y tế TPHCM cho thấy còn nhiều vấn đề mà người bệnh chưa có được sự trải nghiệm tốt. 

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

ANH TÚ |

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho hay vừa tiếp nhận và phẫu thuật cho một bệnh nhân bị biến chứng thoái hóa khớp gối (THKG) do tiêm khớp để điều trị chứng đau nhức 2 đầu gối suốt 6 năm qua.

Có nên nhổ răng khôn?

Thanh Chân |

Mọc răng trong cùng của hàm hay còn được gọi là răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều trải qua. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.