Có nên nhổ răng khôn?

Thanh Chân |

Mọc răng trong cùng của hàm hay còn được gọi là răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều trải qua. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

Răng khôn là răng trong cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm.

Bác sĩ Nguyễn Phương Nam, chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Nha khoa Tâm Đức Smile, cảnh báo, chỉ nên nhổ răng khôn khi răng khôn mọc lệch, gây ra các biến chứng đau kéo dài, ảnh hưởng đến các vùng răng lân cận hoặc bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng đã hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn do xương đã cứng và đặc hơn. Thêm vào đó, quá trình lành vết thương sẽ kéo dài hơn, không thuận lợi.

Triệu chứng để nhận biết răng khôn mọc lệch là những cơn đau âm ỉ ở khu vực xương hàm trong cùng. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo sốt nhẹ. Nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như viêm, sâu răng, u nang, ung thư xương hàm,…

Theo đó, bác sĩ Nguyễn Phương Nam khuyến cáo: “Mỗi người nên khám định kì răng miệng 6 tháng/lần để bác sĩ có thể phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời nếu răng khôn mọc lệch, có biến chứng”.

Tuy nhiên, không phải trường hợp răng khôn nào cũng chỉ định nhổ. Đối với trường hợp răng khôn mọc bình thường, không gây biến chứng, không liên quan đến một số các cấu trúc răng, hàm, dây thần kinh hoặc bệnh nhân bị mắc một số bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông cầm máu,… không nên nhổ răng khôn.

Với những trường hợp giữ lại răng khôn cần phải có biện pháp vệ sinh sạch sẽ vùng răng này bằng bàn chải chuyên dụng và chỉ nha khoa. Ngoài ra, nên súc miệng với nước muối để hạn chế môi trường sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.

Đừng chủ quan với chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Hà Phương |

Theo thống kê, 1.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim. Đối với trẻ mắc chứng bệnh này, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhi có thể đột tử.

Gia tăng người trẻ mắc đột quỵ não

LỆ HÀ |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới, cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. 

Sinh viên chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh

QUỲNH NHƯ |

Vừa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), chị Nguyễn Thị D. ngạc nhiên khi gặp “tiếp tân” là một chú robot: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Sau một vài giây bối rối, chị D trả lời: “Tôi bốc số khám bệnh”. Robot đáp lại: “Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy”.

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.

Đừng chủ quan với chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Hà Phương |

Theo thống kê, 1.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim. Đối với trẻ mắc chứng bệnh này, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhi có thể đột tử.

Gia tăng người trẻ mắc đột quỵ não

LỆ HÀ |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới, cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. 

Sinh viên chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh

QUỲNH NHƯ |

Vừa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), chị Nguyễn Thị D. ngạc nhiên khi gặp “tiếp tân” là một chú robot: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Sau một vài giây bối rối, chị D trả lời: “Tôi bốc số khám bệnh”. Robot đáp lại: “Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy”.