Tiêm vaccine tạo lá chắn an toàn cho trẻ trước khi vào năm học

Hạ Mây |

Năm học mới sắp bắt đầu, để trẻ em đến trường học có sức khoẻ tốt bậc phụ huynh cần tiêm các loại chủng vaccine cho trẻ. Dưới đây là những tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Bùi Đức Thắng – Phụ trách Phó Chủ nhiệm Khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 175.

Mùa tựu trường là thời điểm trẻ em quay lại học tập, tập trung sinh hoạt tại nơi đông người, đồng thời cũng là lúc thời tiết thay đổi, là thời điểm giao mùa hạ và thu, thời tiết thuận lợi cho nhiều virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, viêm phổi, viêm màng não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, dại, thủy đậu, đe dọa sức khỏe của trẻ.

Lí do cần tiêm vaccine cho trẻ

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ mắc bệnh và lây nhiễm cho nhau, ảnh hưởng khả năng học tập. Nhất là sau những năm đại dịch, tỷ lệ tiêm chủng giảm, tạo nên “khoảng trống miễn dịch” hiện nay. Trong khi đó, đa số phụ huynh Việt Nam chỉ chú trọng chủng ngừa cho con trong 2-3 năm đầu đời và chưa hiểu đúng tầm quan trọng của những mũi tiêm nhắc lại.

Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ gồm: giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống đủ chất, tăng cường vận động, ngủ đủ giấc, đặc biệt là tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng đủ mũi, đúng lịch sẽ tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ có miễn dịch trước các tác nhân nguy hiểm.

Các loại vaccine quan trọng mà phụ huynh cần gồm: vaccine cúm; vaccine phế cầu; vaccine sởi, quai bị, rubella; vaccine thủy đậu; vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván; vaccine não mô cầu; vaccine phòng ung thư cổ tử cung; vaccine viêm não Nhật Bản.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, từ ngày 7.8 đến ngày 13.8, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 350 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 19,1% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm: Quận 1, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè. Số ca mắc bệnh tay chân miệng là 2.145 ca bệnh được ghi nhận. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú.

Trong khi đó, các bệnh lý như viêm não, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu đều rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, người bệnh có thể tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Nếu may mắn sống sót, vẫn có khoảng 20% trẻ em phải chịu những di chứng nặng nề suốt đời. Do đó, ngay thời điểm này, phụ huynh cần cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là các vắc xin bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm mùa tựu trường.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

TPHCM thêm một địa điểm tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Ngày 2.8, Bệnh viện Quân y 175 đi vào hoạt động Phòng tiêm vaccine nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ngày càng cao của người dân và quân đội trên địa bàn.

Nâng cao phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Ngọc Lê |

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục thông tin về các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa.

Nên theo dõi cẩn thận các vết tiêm sau khi tiêm vaccine ngừa bệnh lao

Nguyễn Ly |

Bé trai 7 tháng tuổi được gia đình đưa đi tiêm ngừa bệnh lao, sau khoảng 5 tháng, vết tiêm không liền mà còn nổi hạch gây đau và khó chịu cho bé trai.

TPHCM thêm một địa điểm tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Ngày 2.8, Bệnh viện Quân y 175 đi vào hoạt động Phòng tiêm vaccine nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ngày càng cao của người dân và quân đội trên địa bàn.

Nâng cao phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Ngọc Lê |

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Trước vấn đề này, bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục thông tin về các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa.

Nên theo dõi cẩn thận các vết tiêm sau khi tiêm vaccine ngừa bệnh lao

Nguyễn Ly |

Bé trai 7 tháng tuổi được gia đình đưa đi tiêm ngừa bệnh lao, sau khoảng 5 tháng, vết tiêm không liền mà còn nổi hạch gây đau và khó chịu cho bé trai.