TPHCM ra công văn khẩn chống bệnh dại

NGUYỄN LY |

TPHCM - Trong công văn khẩn, Sở Y tế TPHCM yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi mắc bệnh dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch bệnh dại kịp thời.

Ngày 19.3, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố. Yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi mắc dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời.

Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trên địa bàn để kịp thời thông tin khi phát hiện hoặc nhận được thông tin, giám sát về các trường hợp người bị chó mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc dại cắn.

Tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật, vận động người dân kịp thời đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm phòng dại khi bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tổ chức tập huấn và tái tập huấn về chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bệnh dại trên người. Đồng thời, phối hợp với Chi cục chăn nuôi Thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông trong việc chia sẻ thông tin về tình hình bệnh dại, điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.

Đối với các cơ sở tiêm vaccine phòng dại, cần đảm bảo đủ thuốc, cán bộ y tế phải được tập huấn về kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn (bao gồm xử lý vết thương, chỉ định sử dụng vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại đúng, đảm bảo an toàn tiêm chủng).

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình bệnh dại năm 2024 trên cả nước tiếp tục gia tăng đột biến. Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp), đặc biệt xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn (từ 10-15 ngày).

Ở Viện Pasteur TPHCM, trong hai tháng đầu năm 2024, viện đã tiếp nhận 4.813 lượt tiêm vaccine phòng bệnh dại (trong đó tháng 2.2024 có 2.622 lượt, tăng nhiều so với tháng 1.2024 và tháng 12.2023 với hơn 2.100 lượt/tháng).

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Cắt bướu, bảo tồn thận cho người bệnh có thận độc nhất

Thanh Thanh |

Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận cho người bệnh có thận độc nhất đã suy giảm chức năng. Trước đó, người bệnh vô tình phát hiện mình chỉ có thận độc nhất trong một lần siêu âm bụng.

TPHCM triển khai tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo, gia súc

Vinh Phú |

TPHCM - Nhằm tăng cường công tác phòng bệnh, nhất là bệnh dại, ngành chăn nuôi và thú y TPHCM đang khẩn trương triển khai tiêm phòng vaccine cho chó, mèo... tại các địa phương. Từ nay đến 28.5, tại các trạm chăn nuôi và thú y ở các địa phương đang tổ chức thực hiện tiêm phòng vaccine trên đàn chó, mèo.

Lâm Đồng chủ động kiểm soát bệnh cúm gia cầm, ổ bệnh dại trên động vật

Mai Hương |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh dại.

Cắt bướu, bảo tồn thận cho người bệnh có thận độc nhất

Thanh Thanh |

Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận cho người bệnh có thận độc nhất đã suy giảm chức năng. Trước đó, người bệnh vô tình phát hiện mình chỉ có thận độc nhất trong một lần siêu âm bụng.

TPHCM triển khai tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo, gia súc

Vinh Phú |

TPHCM - Nhằm tăng cường công tác phòng bệnh, nhất là bệnh dại, ngành chăn nuôi và thú y TPHCM đang khẩn trương triển khai tiêm phòng vaccine cho chó, mèo... tại các địa phương. Từ nay đến 28.5, tại các trạm chăn nuôi và thú y ở các địa phương đang tổ chức thực hiện tiêm phòng vaccine trên đàn chó, mèo.

Lâm Đồng chủ động kiểm soát bệnh cúm gia cầm, ổ bệnh dại trên động vật

Mai Hương |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh dại.