Viêm phổi ở trẻ em: Đừng lãng quên vi khuẩn lao

Hà Lê |

Bệnh lao không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người, đây là một căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lao không chỉ ảnh hưởng tới người lớn mà ngay cả trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải.

Không nghĩ trẻ em cũng mắc bệnh lao

Bệnh nhi nữ T.A.M, 13 tuổi ở Hà Nội có tiền sử khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ, trong đó đã tiêm phòng lao và có sẹo lao. Gia đình trẻ khỏe mạnh không ai mắc bệnh lý hô hấp hay truyền nhiễm trước đó. Trong 1 tháng nay, trẻ có biểu hiện ho húng hắng và có lúc hâm hấp sốt. 4 ngày trước vào viện, trẻ sốt 39 độ C, sốt 2-3 cơn/ngày, ho tăng lên, đờm nhiều. Gia đình kể trẻ có sụt 2 kg trong vòng 2 tháng.

Bệnh nhi được đưa đến khám và chỉ định nhập viện điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với chẩn đoán viêm phổi. Xét nghiệm máu có tình trạng nhiễm trùng với chỉ số bạch cầu là 25.93 G/L và chỉ số CRP là 3.13 mg/dL. Hình ảnh X-quang phổi cho thấy tổn thương đám mờ tập trung ở phổi phải và các nốt mờ rải rác hai bên phổi. Do tại địa bàn Hà Nội đang có dịch viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae nên bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm PCR Mycoplasma Pneumoniae dịch tỵ hầu cho kết quả dương tính, bên cạnh đó trẻ được cấy dịch tỵ hầu cho kết quả âm tính.

Trẻ được dùng kháng sinh phổ rộng và kháng sinh điều trị theo căn nguyên. Sau 4 ngày điều trị trẻ đã cắt được sốt, sau 10 ngày điều trị trẻ không còn triệu chứng ho và bắt đầu tăng cân trở lại. Tuy nhiên, X-quang phổi sau 10 ngày của bệnh nhân không có sự cải thiện rõ rệt, các tổn thương đám mờ quanh rốn phổi không thuyên giảm. Đôi khi trẻ vẫn có triệu chứng đau ngực bên phải.

Nhận thấy bệnh nhân còn tiềm ẩn nguyên nhân viêm phổi phối hợp, sau khi cân nhắc, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đề nghị sàng lọc thêm những nguyên nhân gây viêm phổi ít gặp hơn như lao phổi. Kết quả đờm mẫu 1 và 2 đều âm tính (có thể do bệnh nhân đã đỡ ho nên việc khạc đờm không hiệu quả). Các bác sĩ đã tiến hành chỉ định xét nghiệm Xpert MTB (kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử chẩn đoán bệnh lao xác định được vi khuẩn lao với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao) cho kết quả dương tính với vi khuẩn lao. Ngay sau đó trẻ được chuyển Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị phác đồ lao phổi. Sau điều trị 1 tuần, X-quang phổi có cải thiện rõ rệt và bệnh nhân được ra viện điều trị thuốc lao ngoại trú.

Khó phát hiện bệnh

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết: Bệnh lao là một căn bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, trẻ em có thể mắc phải bệnh lao khi chúng hít phải trực khuẩn lao trong không khí bị bắn ra từ người lớn bị lao khi họ ho, hắt hơi, khạc đờm hoặc nói chuyện. Những vi khuẩn gây lao thường tồn tại lơ lửng trong không khí khi được phát tán ra ngoài, trẻ chỉ cần không may hít phải một lượng nhỏ những vi khuẩn này cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Trẻ em khi bị nhiễm khuẩn lao, thường lây nhiễm vào phổi, sau đó có thể tấn công sang các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống hoặc não, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như sốt, kích thích, mệt mỏi, ho dai dẳng, khó thở, thở nhanh, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết, thể chất chậm phát triển.

Một vài trường hợp ở trẻ em dưới 4 tuổi bị nhiễm lao, trực khuẩn gây lao có thể lan vào máu tuần hoàn và gây nhiễm lao sang một số cơ quan khác của cơ thể. Nguy hiểm hơn cả là lao màng não, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ.

Cha mẹ nên tiêm phòng lao đúng lịch cho trẻ

Theo khuyến cáo của bác sĩ, việc tiêm phòng lao giúp giảm nguy cơ mắc lao từ 14 - 30 lần so với không tiêm. Đảm bảo dinh dưỡng để trẻ có hệ miễn dịch tối ưu, ngăn ngừa mắc bệnh lao.

Khi có các triệu chứng hô hấp, sốt thất thường nhất là khi kéo dài > 2 tuần nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Viêm phổi do u nguyên bào xơ cơ phổi

Hà Lê |

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp mắc u nguyên bào xơ cơ phổi trái. Khối u có kích thước lớn, chèn ép gây viêm phổi.

Thay van động mạch phổi qua đường ống thông từ tĩnh mạch đùi cho bệnh nhi

Hà Lê |

Các bác sĩ Khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa triển khai thành công kỹ thuật thay van động mạch phổi nhân tạo qua da, không cần mổ mở, cho một bệnh nhân nhi (14 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp tứ chứng fallot.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh lao tấn công

Hà Lê |

Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hoà Bình, nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nên theo dõi cẩn thận các vết tiêm sau khi tiêm vaccine ngừa bệnh lao

Nguyễn Ly |

Bé trai 7 tháng tuổi được gia đình đưa đi tiêm ngừa bệnh lao, sau khoảng 5 tháng, vết tiêm không liền mà còn nổi hạch gây đau và khó chịu cho bé trai.

Viêm phổi do u nguyên bào xơ cơ phổi

Hà Lê |

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp mắc u nguyên bào xơ cơ phổi trái. Khối u có kích thước lớn, chèn ép gây viêm phổi.

Thay van động mạch phổi qua đường ống thông từ tĩnh mạch đùi cho bệnh nhi

Hà Lê |

Các bác sĩ Khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa triển khai thành công kỹ thuật thay van động mạch phổi nhân tạo qua da, không cần mổ mở, cho một bệnh nhân nhi (14 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp tứ chứng fallot.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh lao tấn công

Hà Lê |

Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hoà Bình, nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nên theo dõi cẩn thận các vết tiêm sau khi tiêm vaccine ngừa bệnh lao

Nguyễn Ly |

Bé trai 7 tháng tuổi được gia đình đưa đi tiêm ngừa bệnh lao, sau khoảng 5 tháng, vết tiêm không liền mà còn nổi hạch gây đau và khó chịu cho bé trai.