Viêm ruột thừa đừng để phát hiện, điều trị muộn

Lệ Hà |

Viêm ruột thừa là bệnh rất thường gặp. Đây thường là một bệnh cảnh cấp tính tại ruột thừa, và có diễn tiến rất trầm trọng, nếu không được nhận biết sớm thì sẽ có hậu quả rất khó lường.

TS.BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, viêm ruột thừa có thể gặp với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào mà không báo trước. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, bệnh có thể dẫn đến những mối nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Ruột thừa là một phần thuộc hệ tiêu hóa của con người, bình thường nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm.

Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, tràn mủ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Trường hợp khác, viêm ruột thừa có thể bị giới hạn lại bởi các cơ quan lân cận và hình thành các ổ áp xe.

Việc xử trí muộn viêm ruột thừa thông thường do định hướng chẩn đoán sai, lạm dụng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí từ sự chủ quan của người bệnh hoặc nhân viên y tế.

Viêm ruột thừa để muộn dẫn đến áp xe hóa, người bệnh phải dẫn lưu ổ áp xe, đặt ống dẫn lưu đến khi hết dịch và mổ sau đó từ 3 - 6 tháng. Biến chứng do áp xe ruột thừa gây ra như dính ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc… Trong khi đó, nếu được tiếp cận chẩn đoán sớm và đúng, xử trí kịp thời thì tiên lượng tốt hơn nhiều.

TS.BS Hoàng Bùi Hải cho biết, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ 70 tuổi, vào viện vì đau bụng ngày thứ 2. Khởi đầu, người bệnh đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi kèm rối loạn phân, không sốt, không đau hạ vị, có tiền sử bệnh lý đại tràng.

Trước đó, người bệnh đi khám tại một cơ sở khám bệnh và được kê thuốc chống co thắt, Paracetamol, PPI nhưng bệnh nhân chỉ đỡ ít, sau đó đau tăng dần hố chậu trái và hạ vị. Người bệnh dùng tăng thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn nhưng không đỡ.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ. Bệnh nhân đã được mổ cấp cứu, lau rửa ổ bụng, dùng kháng sinh và chỉ định ra viện. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Theo số liệu thống kê được đăng tải trên Pubmed vào tháng 8.2019 cho thấy hàng năm có gần 300.000 lượt bệnh nhân khám và nhập viện vì đau bụng có liên quan đến ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất từ 5 - 45 tuổi (trung bình 28 tuổi), tỉ lệ gặp 230/100.000 dân, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

Triệu trứng của viêm ruột thừa rất đa dạng, tùy thuộc vào thời gian khởi phát, vị trí giải phẫu ruột thừa… và có thể nhầm lẫn với: Bệnh lý hệ tiêu hóa (đau bụng thượng vị, đau dọc khung đại tràng, chán ăn, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, có thể có sốt); Bệnh lý hệ tiết niệu; Các bệnh sản phụ khoa…

Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh viêm ruột thừa, thông thường ban đầu người bệnh sẽ đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hố chậu trái rồi khu trú tại hố chậu phải (điểm McBurney).

Chính vì các triệu chứng có thể giống với bệnh lý khác nên định hướng chẩn đoán lâm sàng ban đầu rất quan trọng đối với điều trị viêm ruột thừa.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên đi khám sớm khi có triệu chứng đau bụng, đặc biệt trong những giờ đầu; Không được tự ý dùng thuốc giảm đau.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm virus Corona?

Anh Nhàn |

Trước diễn biến phức tạp của bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động phòng tránh virus Corona. 

Công dụng hữu ích khi thường xuyên uống nước ấm pha mật ong

PHONG TRẦN |

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen uống nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hoá cho cơ thể.

9 bước cần làm để tránh tử vong khi bị ngộ độc rượu dịp Tết

Trần Khanh |

Việc sử dụng rượu trong những ngày Tết khá phổ biến tại các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ khiến cơ thể không kịp đào thải và dẫn đến ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong cho người sử dụng.

Tiêm ngừa vắc xin là “lá chắn” hữu hiệu ngăn bệnh sởi ở trẻ em

T.Chân - A.Nhàn |

Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này chính là tiêm ngừa vắc xin.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm virus Corona?

Anh Nhàn |

Trước diễn biến phức tạp của bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động phòng tránh virus Corona. 

Công dụng hữu ích khi thường xuyên uống nước ấm pha mật ong

PHONG TRẦN |

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen uống nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hoá cho cơ thể.

9 bước cần làm để tránh tử vong khi bị ngộ độc rượu dịp Tết

Trần Khanh |

Việc sử dụng rượu trong những ngày Tết khá phổ biến tại các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ khiến cơ thể không kịp đào thải và dẫn đến ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong cho người sử dụng.

Tiêm ngừa vắc xin là “lá chắn” hữu hiệu ngăn bệnh sởi ở trẻ em

T.Chân - A.Nhàn |

Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này chính là tiêm ngừa vắc xin.