Tiêm ngừa vắc xin là “lá chắn” hữu hiệu ngăn bệnh sởi ở trẻ em

T.Chân - A.Nhàn |

Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này chính là tiêm ngừa vắc xin.

Trao đổi thông tin xung quanh bệnh sởi ở trẻ em, bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho hay, sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây ra, có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp. Hiện nay, bệnh có thể mắc ở bất cứ lứa tuổi nào do chưa được tiêm chủng hoặc đã tiêm chủng nhưng chưa được tiêm nhắc lại. Vi rút sởi lây truyền qua các giọt chất tiết từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người, nhà trẻ và có thể thành dịch.

Thông tin thêm về các triệu chứng ban đầu của bệnh, bác sĩ Ngọc Phú chỉ ra, thường sau 10 - 12 ngày tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc gián tiếp qua những đồ vật mới bị dính các chất tiết của người bệnh thì rất dễ bị lây sởi. Biểu hiện trong giai đoạn khởi phát gồm sốt cao liên tục, viêm xuất tiết đường hô hấp, viêm kết mạc (mắt đỏ) và đốm trắng nhỏ trong miệng (nốt Koplik).

Đến giai đoạn toàn phát, hồng ban xuất hiện, bắt đầu ở mặt, sau tai, gáy, cổ dần dần lan xuống phần dưới cơ thể. Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ khỏi, có thể còn ho kéo dài 1 - 2 tuần sau khi hết ban.

“Bệnh sởi có thể tiến triển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu. Các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù, viêm não, tiêu chảy nặng gây mất nước, viêm phổi… Biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này chính là tiêm ngừa vắc xin. Nên tiêm vắc xin mũi đầu khi trẻ đủ 9 tháng, mũi 2 - tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng, để có được hiệu quả tốt nhất” - bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú nhấn mạnh.

Một trong những phương pháp khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà là cách ly trẻ bệnh với trẻ lành; cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi cần; vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối 0,9%; vẫn tắm trẻ hàng ngày, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ; tiếp tục bú mẹ bình thường và bổ sung vitamin A cho trẻ.

Nếu trẻ liên tục sốt cao, nôn, không ăn uống gì, co giật, lơ mơ, khó thở hoặc thở nhanh, phát ban toàn thân mà vẫn sốt cao thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

T.Chân - A.Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Giảm cân đúng khoa học để có vóc dáng đẹp đón Tết

A.Nhàn - T.Chân |

Kỳ nghỉ dài ngày vào dịp Tết Nguyên đán 2020 sắp tới khiến nhiều chị em lo ngại sẽ tăng cân. Để có thể kiểm soát cân nặng tốt, chị em nên giữ thói quen ăn nhiều rau xanh và siêng vận động, tránh nhịn ăn quá mức hay tập luyện quá sức.

Những lưu ý khi sinh con vào dịp Tết Nguyên đán 2020

Anh Tú |

Việc chuẩn bị cho cuộc sinh được thuận lợi nhất là điều mà các sản phụ và gia đình đều rất chú trọng. Tuy nhiên, khi ngày dự sinh trùng vào những ngày Tết Nguyên đán, nhiều sản phụ không tránh khỏi những lo lắng dịp lễ, các hoạt động, sinh hoạt đều khác hơn so với ngày thường. Do vậy, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để giúp quá trình sinh nở thuận lợi, tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và con. 

Sơ cứu tại nhà đúng cách khi gặp tai nạn về mắt

Lệ Hà |

Nếu chẳng may thấy mắt có các biểu hiện như đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật không nhanh chóng mất đi hoặc không thể lấy ra thì cần phải đi khám ngay. Tuy nhiên, với những tai nạn nho nhỏ về mắt xảy ra trong gia đình, bạn cần biết tới những biện pháp phòng ngừa và sơ cứu để xử trí tình huống ngay lúc đó.

Đừng chủ quan với bệnh đau cổ - vai - gáy

Chân Nhàn |

Bệnh đau cổ, vai, gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Nếu chủ quan không được điều trị sớm, đến khi bệnh trở nặng thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn và làm hạn chế mọi sinh hoạt của người bệnh.

Giảm cân đúng khoa học để có vóc dáng đẹp đón Tết

A.Nhàn - T.Chân |

Kỳ nghỉ dài ngày vào dịp Tết Nguyên đán 2020 sắp tới khiến nhiều chị em lo ngại sẽ tăng cân. Để có thể kiểm soát cân nặng tốt, chị em nên giữ thói quen ăn nhiều rau xanh và siêng vận động, tránh nhịn ăn quá mức hay tập luyện quá sức.

Những lưu ý khi sinh con vào dịp Tết Nguyên đán 2020

Anh Tú |

Việc chuẩn bị cho cuộc sinh được thuận lợi nhất là điều mà các sản phụ và gia đình đều rất chú trọng. Tuy nhiên, khi ngày dự sinh trùng vào những ngày Tết Nguyên đán, nhiều sản phụ không tránh khỏi những lo lắng dịp lễ, các hoạt động, sinh hoạt đều khác hơn so với ngày thường. Do vậy, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để giúp quá trình sinh nở thuận lợi, tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và con. 

Sơ cứu tại nhà đúng cách khi gặp tai nạn về mắt

Lệ Hà |

Nếu chẳng may thấy mắt có các biểu hiện như đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật không nhanh chóng mất đi hoặc không thể lấy ra thì cần phải đi khám ngay. Tuy nhiên, với những tai nạn nho nhỏ về mắt xảy ra trong gia đình, bạn cần biết tới những biện pháp phòng ngừa và sơ cứu để xử trí tình huống ngay lúc đó.

Đừng chủ quan với bệnh đau cổ - vai - gáy

Chân Nhàn |

Bệnh đau cổ, vai, gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Nếu chủ quan không được điều trị sớm, đến khi bệnh trở nặng thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn và làm hạn chế mọi sinh hoạt của người bệnh.