Khơi nguồn để giới trẻ Việt Nam đổi mới sáng tạo "như người Thụy Điển"

Hà Liên |

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng với Việt Nam.

Chiều 9.9, tại Hà Nội diễn ra lễ phát động cuộc thi "Sáng tạo như người Thụy Điển" – cuộc thi thường niên cho sinh viên Việt Nam nhằm khuyến khích sự sáng tạo và tìm ra các giải pháp mang tính sáng tạo để xử lý các thách thức liên quan đến các mục tiêu bền vững của Liên Hợp Quốc được nêu ra trong chương trình nghị sự 2030.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Ann Mawe cho biết: “Tuổi trẻ mang đến sự lạc quan, sống động và nguồn năng lượng mới. Để thúc đẩy đổi mới, chúng ta nên truyền cảm hứng và khuyến khích những môi trường nơi các bạn trẻ được tự do và được hỗ trợ để có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết các thách thức phát triển của hôm nay và ngày mai. Giới trẻ chính là tác nhân của sự thay đổi và đổi mới”.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe đánh giá cao định hướng chiến lược của Việt Nam để thúc đẩy đổi mới, đồng thời nhấn mạnh đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hoàn thành các Mục tiêu phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam đề cập tới sự tiến bộ nhanh chóng trong chỉ số GII của Việt Nam (năm 2019, Việt Nam xếp hạng 42, tăng 3 vị trí so với năm trước) và nhận định, bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, Thụy Điển và Việt Nam có thể hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực này, mang lại lợi ích cho cả Việt Nam, Thụy Điển và thế giới.

Thụy Điển, hơn 1 thế kỷ trước, từng là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Âu. Ngày nay, quốc gia có dân số 10 triệu người, khoảng 0,13% dân số toàn cầu, đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới.

Thụy Điển cũng là 1 trong 3 nước hàng đầu thế giới đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) với khoản đầu tư hơn 4% GDP. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) xếp hạng Thụy Điển là quốc gia sáng tạo thứ hai trên thế giới, với thủ đô Stokholm có số lượng công ty “kỳ lân” – công ty công nghệ trị giá tỷ đô cao thứ 2 thế giới trên đầu người, chỉ sau thung lũng Silicon. Hiện Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia  kết nối nhất thế giới với tỷ lệ sử dụng máy tính, internet và di động trong nhóm những nước cao nhất thế giới.

Sự đổi mới của Thụy Điển trong những năm qua đã có những tác động bùng nổ với kinh tế, xã hội trên thế giới. Tiếp nối sự “bùng nổ” với phát minh thuốc nổ của Alfred Nobel năm 1866, Thụy Điển cũng có nhiều đổi mới sáng tạo góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại như: Máy điều hòa nhịp tim, dây an toàn 3 điểm trên ô tô, Bluetooth, dịch vụ trực tuyến toàn cầu Spotify…  

Được biết, từ năm 1982, Thụy Điển đã áp dụng giáo dục tiểu học cho tất cả trẻ em. Trường đại học đầu tiên ở Thụy Điển được thành lập năm 1477 ở Uppsala, 15 năm trước khi Columbus ra khơi tìm ra Châu Mỹ. Đào tạo bậc Đại học được Thụy Điển bao cấp cho công dân nước này và các nước trong Liên minh Châu Âu. Các trường phổ thông và đại học của Thụy Điển cũng khuyến khích sự sáng tạo, cách suy nghĩ khác biệt, nhờ đó động viên, khơi nguồn sáng tạo cho giới trẻ để tạo nền tảng cho sự đổi mới.

Cuộc thi "Sáng tạo như người Thụy Điển" mỗi năm tập trung vào một mục tiêu cụ thể trong các Mục tiêu phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs). Chủ đề của năm 2019 là mục tiêu số 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới sáng tạo.

Sinh viên dự thi sẽ lập thành các nhóm 2 thành viên và sáng kiến của nhóm sẽ được đánh giá theo các tiêu chí tính đổi mới, sáng tạo, khả thi, bền vững và ứng dụng trong cuộc sống cũng như tác động lâu dài của sáng kiến.

Hạn chót gửi bài dự thi là ngày 19.11.2019. Giải nhất của cuộc thi là một chuyến đi Thụy Điển tới thăm trụ sở chính của các công ty Thụy Điển và trường Đại học Uppsala.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao thành “thánh địa công nghệ

Thế Lâm |

Đây là một đề xuất được đoàn công tác gồm đại diện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đưa ra trong tọa đàm hướng tới qui hoạch và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM diễn ra chiều ngày 5.9.

Ngày hội thiếu nhi Israel: Khơi gợi yêu thương, kích thích sáng tạo ở trẻ

Thanh Hà |

Góc sáng tạo là một trong những nội dung thu hút nhiều các bạn trẻ trong Ngày hội thiếu nhi Israel tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội sáng 2.6. Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức sự kiện này.

Vận hành nhà máy sữa tại Thụy Điển

N.Khanh |

Ngày 27.5 tại Stockholm, Thụy Điển, Liên doanh ba bên giữa NutiFood – Tập đoàn Backahill - Hợp Tác Xã các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening đã công bố chính thức vận hành nhà máy sữa mang tên NutiFood Sweden AB. Sự kiện có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.

Xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao thành “thánh địa công nghệ

Thế Lâm |

Đây là một đề xuất được đoàn công tác gồm đại diện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đưa ra trong tọa đàm hướng tới qui hoạch và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM diễn ra chiều ngày 5.9.

Ngày hội thiếu nhi Israel: Khơi gợi yêu thương, kích thích sáng tạo ở trẻ

Thanh Hà |

Góc sáng tạo là một trong những nội dung thu hút nhiều các bạn trẻ trong Ngày hội thiếu nhi Israel tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội sáng 2.6. Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức sự kiện này.

Vận hành nhà máy sữa tại Thụy Điển

N.Khanh |

Ngày 27.5 tại Stockholm, Thụy Điển, Liên doanh ba bên giữa NutiFood – Tập đoàn Backahill - Hợp Tác Xã các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening đã công bố chính thức vận hành nhà máy sữa mang tên NutiFood Sweden AB. Sự kiện có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.