Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Từ chối cho em chịu tang cha mẹ

Khi cha mẹ ruột qua đời trong một tai nạn bất ngờ, anh An về chịu tang. Điều bất ngờ, 3 anh chị của anh đều không cho chịu tang vì cho rằng anh đã làm con nuôi của người khác, nên không phải chịu tang như họ và từ chối chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại cho anh. Khi bị đối xử thế, anh An rất buồn. Thực lòng, khi về chịu tang cha, mẹ, anh An chỉ nghĩ xuất phát từ tình thương và trách nhiệm của con cái với người đã sinh thành ra mình, chứ không màng đến việc chia tài sản của cha mẹ. Tuy nhiên 2 người anh và người chị của anh lại cho rằng mục đích của anh khi chịu tang  là nhằm được chia tài sản của cha mẹ ruột. Câu hỏi đặt ra: Anh chị của anh An làm như vậy là đúng hay sai? Anh An cần làm gì để có thể hưởng di sản thừa kế của cha mẹ ruột?

Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2000 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau: “1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. 3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. 4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.

Như vậy về mặt quan hệ pháp lý, khi anh An đã làm con nuôi hợp pháp của vợ chồng người dì ruột, thì vợ chồng người dì ruột có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với anh An. Ngược lại cha mẹ ruột của anh An nếu không có thoả thuận gì khác với vợ chồng người dì, thì không có quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với anh An.

Vẫn được hưởng thừa kế

Tuy nhiên về quan hệ thừa kế thì pháp luật lại có những quy định riêng. Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại điều 651 và điều 652 của bộ luật này.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. 

Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị, cụ thể: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Dựa vào những quy định trên, thì mặc dù anh An đã làm con nuôi hợp pháp của vợ chồng người dì ruột nhưng anh An vẫn được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột như những người con khác của cha mẹ ruột anh An. Vì thế, anh chị của anh An không có quyền từ chối cho anh được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột vì lý do đã làm con nuôi của người khác. Do đó, anh An vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ ruột, vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi. Trong trường hợp cha mẹ ruột để lại di chúc cho anh An để được hưởng thừa kế thì anh vẫn được hưởng mà anh chị của anh An không có quyền ngăn cản. Nếu không có di chúc thì anh Anh được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ ruột vì anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Về đạo lý, hành vi từ chối, không cho anh An được chịu tang cha mẹ ruột của những người anh, chị của anh là sai trái và không được tán đồng. Quan hệ giữa cha mẹ với con cái là rất thiêng liêng và cần phải được tôn trọng, không nên vì lòng tham mà sẵn sang chà đạp lên các giá trị đạo lý.  

Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.

Có được từ chối khoản nợ do vợ vay?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông B và bà T là vợ chồng đã 30 năm. Ông B vốn tính tình hiền lành, tối ngày chỉ lo nuôi tôm, nuôi cá, ít giao thiệp với bên ngoài. Bà T thì lanh lẹ, xông xáo hơn. Khi gia đình cần vốn để nuôi tôm, nuôi cá, bà T xoay xở để vay vốn. Sau nhiều năm vất vả làm lụng, tài sản của hai vợ chồng chỉ được khoảng hơn 1 tỷ. Hai vợ chồng có hai con, một gái đã ngoài 20 tuổi,  đang làm việc ở TPHCM, còn cậu con trai 16 tuổi sống cùng cha mẹ ở quê.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.

Có được từ chối khoản nợ do vợ vay?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông B và bà T là vợ chồng đã 30 năm. Ông B vốn tính tình hiền lành, tối ngày chỉ lo nuôi tôm, nuôi cá, ít giao thiệp với bên ngoài. Bà T thì lanh lẹ, xông xáo hơn. Khi gia đình cần vốn để nuôi tôm, nuôi cá, bà T xoay xở để vay vốn. Sau nhiều năm vất vả làm lụng, tài sản của hai vợ chồng chỉ được khoảng hơn 1 tỷ. Hai vợ chồng có hai con, một gái đã ngoài 20 tuổi,  đang làm việc ở TPHCM, còn cậu con trai 16 tuổi sống cùng cha mẹ ở quê.