Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Bỗng nhiên mắc nợ khi vợ đòi ly hôn

Vốn tính hiền lành, ông T không ngăn cản những chuyến đi của bà H và dù nhiều lần biết bà H không nói thật nhưng ông vẫn cho qua. Cuối cùng thì bà H cũng có người đàn ông khác và chủ động nộp đơn ra toà xin ly hôn với ông T. Ông T cũng không muốn níu kéo vì bao năm qua dù mang tiếng là vợ, nhưng bà H ít dành thời gian cho ông mà chủ yếu tiêu tốn vào những thú vui và các mối bận tâm bên ngoài. Đáng buồn là bà H lại cùng với tình nhân lại lập một hợp đồng mượn đất giả nhằm buộc ông T phải trả chung một khoản nợ gần 900 triệu đồng với bà H.

Khi gặp luật sư, ông T cho biết đã sống chung với bà H từ năm 1986 và hai người không làm giấy đăng ký kết hôn. Theo quy định của pháp luật, thì dù hai người  không làm giấy đăng ký kết hôn, nhưng vì  đã sống chung trước 3.1.1987, thì vẫn được công nhận là vợ chồng với nhau. Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.

Theo ông T xác định, tài sản chung của vợ chồng ông gồm một căn nhà và một mảnh đất để làm nông kèm cây trồng trên đất, ước khoảng 1,5 tỷ đồng. Về nợ chung, ông T nói rằng bà H khai với toà gồm: 400 triệu đồng vay của Ngân hàng X; 30 triệu đồng của Ngân hàng Y; 30 triệu đồnh vay của người con gái thứ ba; 900 triệu đồng phát sinh từ hợp đồng mượn đất của bà với ông N (là tình nhân của bà H).

Ông T chỉ thừa nhận khoản vay 400 triệu đồng của Ngân hàng X vì biết và có dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp cho khoản vay này do bà H đứng tên. Trong khoản vay này, ông bà có trích ra hơn 200 triệu để lo cho con gái thứ hai đi học ở nước ngoài. 3 khoản vay còn lại ông T không được biết nên ông không thừa nhận.

Phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình mới là nợ chung

Về khoản vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Y, ông T khẳng định là chữ ký và chữ viết tên trong sổ vay vốn không phải của ông. Và thực tế, chữ ký, chữ viết tên của ông T tại sổ vay vốn này có sự khác biệt rất lớn so với chữ ký, chữ viết tên ở những giấy tờ khác. Do đó, luật sư tư vấn cho ông T cần kiến nghị với toà án phủ nhận khoản vay này và nếu cần thiết sẽ yêu cầu giám định chữ ký, chứ viết trên sổ vay vốn. Ông T cũng không biết khoản vay 30 triệu đồng của cô con gái thứ ba, vì bà H không trao đổi và bàn bạc với ông. Nhưng người con gái này cho biết có đưa cho bà H 30 triệu đồng để trả ngân hàng dùm cho cô, nhưng bà H không trả. Dù số tiền 30 triệu đồng cô đưa cho bà H là có thực, nhưng hiện giờ cô không đòi và đã có bản tường trình gửi toà án xác nhận không cần lấy lại số tiền này. Do đó, khoản nợ này  cũng phải được loại trừ.

Về khoản nợ 900 triệu phát sinh từ hợp đồng mượn đất của bà H với ông N, ông T không hề biết, không được tham gia bàn bạc, thảo luận và cho ý kiến về khoản vay này. Như vậy, ông T không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với khoản vay 900 triệu đồng nêu trên. Hơn nữa, mảnh đất này hiện giờ ông N đã chuyển nhượng cho người khác, chính vì vậy hợp đồng mượn đất nếu có giữa ông N và bà H cũng bị chấm dứt do đối tượng của hợp đồng không còn theo quy định tại khoản 5, điều 422 Bộ luật dân sự 2015.  Ngoài ra bà H cũng không hề chứng minh được rằng khoản vay 900 triệu đồng được dùng làm gì và đây là khoản vay không nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Chính vì vậy luật sư hướng dẫn cho ông T đưa ra những lập luận để không thừa nhận khoản vay vừa nêu.

Thực tế làm nghề cho thấy, với rất nhiều trường hợp, khi kết hôn thì các cặp đôi thường ít câu nệ đến chuyện tài sản chung hay riêng, nhưng khi không còn hạnh phúc nữa, đời sống chung phát sinh nhiều mâu thuẫn và các cặp đôi phải ly hôn, thì chuyện tài sản lại là mối bận tâm rất lớn. Không ít người trong cuộc đã tìm mọi cách để có thể giành giựt tài sản càng nhiều càng tốt, kể cả việc kê khống lên một số khoản nợ không có thực để buộc bên kia có nghĩa vụ trả chung khi ly hôn. Thế nhưng không phải những khoản vay, khoản nợ nào nêu ra cũng được công nhận là nợ chung. Bên đưa ra yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh còn bên bị yêu cầu có quyền phủ nhận, không đồng ý với những yêu cầu của phía bên kia nếu khoản nợ đó không thực sự phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.  

Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.

Có được từ chối khoản nợ do vợ vay?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông B và bà T là vợ chồng đã 30 năm. Ông B vốn tính tình hiền lành, tối ngày chỉ lo nuôi tôm, nuôi cá, ít giao thiệp với bên ngoài. Bà T thì lanh lẹ, xông xáo hơn. Khi gia đình cần vốn để nuôi tôm, nuôi cá, bà T xoay xở để vay vốn. Sau nhiều năm vất vả làm lụng, tài sản của hai vợ chồng chỉ được khoảng hơn 1 tỷ. Hai vợ chồng có hai con, một gái đã ngoài 20 tuổi,  đang làm việc ở TPHCM, còn cậu con trai 16 tuổi sống cùng cha mẹ ở quê.

Khi nào được huỷ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Năm 2003, sau khi ly hôn với chồng, chị X gặp lại anh T, người mà trước đây đã có thời gian yêu nhau say đắm, nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, nên hai người đành phải chia tay, và biết lúc này anh T cũng đã ly hôn với vợ,  nên tình cảm năm xưa chợt trỗi dậy. Anh T và chị X quyết định sống chung mà không đăng ký kết hôn.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.

Có được từ chối khoản nợ do vợ vay?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông B và bà T là vợ chồng đã 30 năm. Ông B vốn tính tình hiền lành, tối ngày chỉ lo nuôi tôm, nuôi cá, ít giao thiệp với bên ngoài. Bà T thì lanh lẹ, xông xáo hơn. Khi gia đình cần vốn để nuôi tôm, nuôi cá, bà T xoay xở để vay vốn. Sau nhiều năm vất vả làm lụng, tài sản của hai vợ chồng chỉ được khoảng hơn 1 tỷ. Hai vợ chồng có hai con, một gái đã ngoài 20 tuổi,  đang làm việc ở TPHCM, còn cậu con trai 16 tuổi sống cùng cha mẹ ở quê.

Khi nào được huỷ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Năm 2003, sau khi ly hôn với chồng, chị X gặp lại anh T, người mà trước đây đã có thời gian yêu nhau say đắm, nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, nên hai người đành phải chia tay, và biết lúc này anh T cũng đã ly hôn với vợ,  nên tình cảm năm xưa chợt trỗi dậy. Anh T và chị X quyết định sống chung mà không đăng ký kết hôn.