Bị can Nguyễn Phương Hằng phải đặt tiền bao nhiêu để được tại ngoại?

Nam Dương |

Thông tin bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam), đang bị khởi tố, gia hạn tạm giam để điều tra về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” có đơn xin được tại ngoại điều tra đang được dư luận quan tâm.

Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi bị can Nguyễn Phương Hằng hoặc các trường hợp tương tự, phải đặt tiền là bao nhiêu để được tại ngoại phục vụ điều tra?

Về việc này, luật sư Nguyễn Hữu Học, Đoàn Luật sư TPHCM – cho biết, tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại…

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, biện pháp ngăn chặn nhằm phục vụ điều tra có thể bị hủy bỏ hoặc thay thế trong một số trường hợp nhất định.

Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về đặt tiền để bảo đảm như sau:

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Điều 3 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC (Thông tư 06) của Bộ Công An - Bộ Quốc Phòng - Bộ Tài Chính - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao - Tòa án Nhân dân Tối cao quy định về tiền đặt để bảo đảm như sau: Tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Điều 4 của Thông tư 06 quy định về mức tiền đặt để bảo đảm:

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Bị can Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, điều tra về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù, thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội lớn.

Như vậy, theo Thông tư 06, bị can Nguyễn Phương Hằng hoặc thân nhân của bị can sẽ phải đặt tiền bảo đảm tối đa một trăm triệu đồng để được xem xét cho tại ngoại.

“Tuy nhiên, việc bị can này có được tại ngoại hay không còn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền”, luật sư Học nhấn mạnh.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: Bị can Nguyễn Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Bị can Nguyễn Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để điều trị bệnh; Người dân chờ đến nửa đêm để sở hữu iPhone 14 mã VN/A đầu tiên...

Khi nào được khấu trừ tiền lương của người lao động?

Nam Dương |

Công ty tôi có người lao động làm hư tài sản của doanh nghiệp. Xin hỏi, chúng tôi có được khấu trừ tiền lương của người đó để bồi thường thiệt hại cho công ty không? Bạn đọc có email digitalxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi.

Có được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ phép?

Nam Dương |

Bạn đọc có email huannguyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có người lao động vi phạm nội quy lao động đến mức phải xử lý kỷ luật và đang nghỉ phép năm. Xin hỏi, công ty có được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ phép không?

Cảnh sát giao thông có được quyền sử dụng điện thoại của người dân?

Nam Dương |

Bạn đọc có email daomanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói khi cần thiết, cảnh sát giao thông được quyền sử dụng điện thoại của người dân. Như vậy có đúng không?

Nhịp sống 24h: Bị can Nguyễn Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Bị can Nguyễn Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để điều trị bệnh; Người dân chờ đến nửa đêm để sở hữu iPhone 14 mã VN/A đầu tiên...

Khi nào được khấu trừ tiền lương của người lao động?

Nam Dương |

Công ty tôi có người lao động làm hư tài sản của doanh nghiệp. Xin hỏi, chúng tôi có được khấu trừ tiền lương của người đó để bồi thường thiệt hại cho công ty không? Bạn đọc có email digitalxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi.

Có được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ phép?

Nam Dương |

Bạn đọc có email huannguyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có người lao động vi phạm nội quy lao động đến mức phải xử lý kỷ luật và đang nghỉ phép năm. Xin hỏi, công ty có được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ phép không?

Cảnh sát giao thông có được quyền sử dụng điện thoại của người dân?

Nam Dương |

Bạn đọc có email daomanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói khi cần thiết, cảnh sát giao thông được quyền sử dụng điện thoại của người dân. Như vậy có đúng không?