Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Muốn xin con nuôi, bị vợ nghi ngờ

Khi cô con gái được 5 tuổi, một lần đi công tác xa, anh N tình cờ nghe được chuyện một cậu bé mới 2 tuổi nhưng bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện đang sống cùng người cậu nhưng gia đình của người cậu ấy cũng khá khó khăn. Thương cảm hoàn cảnh, anh N muốn nhận cậu bé ấy làm con nuôi với mong muốn con gái có em, sau này khi anh chị qua đời, chị em có thể chia sẻ, đỡ đần nhau, con gái không phải côi cút một mình.

Anh N về bàn với chị S về việc nhận cậu bé làm con nuôi và nghĩ vợ anh sẽ rất vui mừng, nhưng không ngờ chị S lại kịch liệt phản đối vì mong muốn vợ chồng cần dành thời gian và dồn hết tình thương cho cô con gái. Chị không muốn vợ chồng san sẻ tình thương và chăm sóc cho một đứa trẻ khác. Chưa kể, nếu nhận cậu bé ấy làm con nuôi, sau này tài sản mà hai vợ chồng rất vất vả mới có được lại bị san sẻ cho người ngoài.

Không được vợ đồng ý, anh N thuyết phục chị S nên đồng ý để một mình anh nhận cậu bé ấy làm con nuôi. Anh phân tích việc nhận cậu bé ấy làm con nuôi như làm phước, giúp cho cậu bé ấy được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được ăn được học đàng hoàng, nhà cửa thêm vui vì có thêm người, con gái của anh chị cũng bớt buồn. Thấy chồng cứ ra sức thuyết phục mình để nhận cậu bé ấy làm con nuôi, chị S bỗng nghi ngờ phải chăng đứa trẻ ấy là con ruột của anh N, và nay anh muốn đưa con về nuôi nên mới cương quyết nhận làm con nuôi. Sự nghi ngờ càng gia tăng khi nơi đứa trẻ ấy đang sinh sống cũng là nơi anh N thường xuyên đến công tác. Thêm nữa, bình thường khi vợ chồng bàn bạc trao đổi chuyện gì, nếu chị không đồng ý là anh N nghe theo chị liền. Thấy vợ khóc lóc và nói ra những nghi ngờ, anh N vội vàng thanh minh cậu bé ấy không phải là con ruột của anh, việc anh nhận cậu bé làm con nuôi chỉ là tốt hơn cho đứa bé và con gái anh chị sau này. Nếu chị S chưa sẵn sàng thì anh cũng không ép, nhưng trong thâm tâm chị S vẫn không vui.

Không thể tự một mình nhận con nuôi

Chị S tìm gặp luật sư để nhờ tư vấn nếu chị cương quyết không đồng ý thì anh N có được quyền một mình nhận cậu bé ấy làm con nuôi hay không? Khoản 3, Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Anh N và chị S là vợ chồng hợp pháp thì khi nhận cậu bé làm con nuôi phải có sự chấp thuận của cả vợ và chồng. Do đó, anh N không thể tự một mình nhận cậu bé ấy làm con nuôi hợp pháp được. Còn trường hợp anh N và chị S cùng đồng ý và hoàn tất các thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, thì cậu bé đó sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con ruột của anh chị. Điểm a khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thùa kế theo pháp luật, theo đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy con đẻ, con nuôi của người đã qua đời đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên luật sư cũng phân tích cho chị S hiểu thừa kế theo pháp luật chỉ áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp theo quy định tại khoản 1, điều 650 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu như anh N và chị S dù đã nhận cậu bé ấy làm con nuôi hợp pháp, nhưng vẫn muốn để lại toàn bộ tài sản cho con gái ruột, thì có thể lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho con gái. Nhưng nếu anh N và chị S qua đời khi người con nuôi chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động thì người con nuôi vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp đứa bé đó không được anh N và chị S lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó theo quy định tại điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Về nghi ngờ cậu bé ấy là con ruột của anh N, chị S có thể đề nghị anh N cùng đi giám định gen cho cậu bé ấy để xem giữa cậu bé ấy và anh N có quan hệ huyết thống không. Nếu anh N không có quan hệ huyết thống với cậu bé ấy và thương yêu chị, chắc chắn anh sẽ sẵn sàng đi thử AND.

Sau khi nghe luật sư phân tích và giải đáp các câu hỏi, chị S cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Chị đã tìm ra được hướng đi cho gia đình trước một vấn đề hệ trọng. Thực lòng chị cũng rất thương cảm khi nghe chồng kể về hoàn cảnh của cậu bé ấy, nhưng chỉ vì những nghi ngờ và lo lắng còn chất chứa trong lòng, nên chị chưa sẵn sàng làm mẹ của đứa bé đó. Giờ đây chị đã biết cách giải toả những nghi ngờ ấy và tin chồng mình sẽ cùng hợp tác.

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Kiện công ty truy đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về tai nạn lao động và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Kiện công ty truy đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về tai nạn lao động và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.