Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Tự chọn mức đóng BHXH tự nguyện

Bạn đọc có email quangtamxxx@yahoo.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi sinh năm 1958, đến tháng 9 năm nay tôi đủ 60 tuổi. Thời gian đóng BHXH của tôi còn thiếu 85 tháng. Số tiền tối thiểu tôi phải đóng thêm 85 tháng là bao nhiêu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 71 Luật BHXH 2014 quy định: Chế độ hưu trí và tử tuất đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được thực hiện như sau: a) Có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1, điều 2 của luật này; b) Có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; c) Có từ đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc.

Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện: 1. NLĐ quy định tại khoản 4, điều 2 của luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. 2. NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: a) Hằng tháng; b) 3 tháng một lần; c) 6 tháng một lần; d) 12 tháng một lần; đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại điều này. 3. Chính phủ quy định chi tiết điều này. Bạn có thể đến UBND phường, xã nơi bạn đang cư trú hoặc bưu cục gần nơi ở để tham khảo về mức đóng BHXH tự nguyện cho 85 tháng cho hợp với thu nhập của bạn.

Không có việc, hưởng lương thế nào?

Một bạn đọc  gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là lao đông nữ, năm nay tôi 47 tuổi thời gian công tác liên tục cho đến nay là 21 năm. Hiện chủ doanh nghiệp không bố trí được công việc cho tôi trong thời gian 6 tháng (từ 1.6.2018 đến 1.12.2018), vậy tôi có thể yêu cầu doanh nghiệp trả lương tối thiểu và các chế độ khác như thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:  Điều 98 BLLĐ 2012 quy định: Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương; 2. Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ, NLĐ hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, nếu do lỗi của chủ doanh nghiệp thì NLĐ sẽ được hưởng đủ lương. Tuy nhiên, xin lưu ý, trong thời gian phải nghỉ việc, hai bên có thể thoả thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ theo quy định tại khoản 5, điều 32 BLLĐ 2012. Trong trường hợp này, thì NSDLĐ không phải trả lương, đóng BHXH cho NLĐ.

Có phải cam kết “làm đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc?

Bạn đọc có số điện thoại 02743799XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn và viết đơn xin nghỉ việc đến 15.8.2018 sẽ nghỉ. Tuy nhiên, công ty yêu cầu tôi  phải nghỉ vào ngày 31.7.2018. Ngoài ra, công ty còn yêu cầu tôi làm cam kết trong thời gian còn làm việc phải làm “đầy đủ, đàng hoàng”, nếu không công ty sẽ điều chuyển đi làm công việc khác. Công ty làm vậy có đúng không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 3, điều 37 BLLĐ 2012 quy định NLĐ có HĐLĐ không xác định thời hạn chỉ cần báo trước 45 ngày thì được quyền nghỉ việc mà không cần có lý do. Nếu bạn muốn đến 15.8.2018 sẽ nghỉ việc thì về nguyên tắc bạn được quyền làm việc và được trả lương cho đến ngày này. Việc công ty yêu cầu bạn chấm dứt HĐLĐ vào ngày  31.7.2018 là công ty đưa ra một đề nghị, và nếu bạn đồng ý, thì trở thành trường hợp hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 3, điều 36 BLLĐ 2012. Trong thời gian bạn báo trước, bạn vẫn là NLĐ của công ty, nên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể của công ty (nếu có) và HĐLĐ mà hai bên đã thoả thuận.

Do đó, bạn không phải làm cam kết sẽ làm việc “đầy đủ, đàng hoàng” như công ty yêu cầu. Điều 31 BLLĐ 2012, quy định: 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của NLĐ. 2. Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của NLĐ. 3. NLĐ làm công việc theo quy định tại khoản 1 điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Do đó, nếu vì lý do như khoản 1, điều 31 BLLĐ 2012 quy định, công ty có quyền tạm thời chuyển bạn đi làm công việc khác.  

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.

Những chiêu trò “om” quyền lợi của người lao động

Đức Long |

“Tôi hiện đang làm việc cho một bệnh viện công theo HĐLĐ không thời hạn và không bị ràng buộc bất cứ HĐLĐ nào khác. Tôi đã nộp đơn xin nghỉ bằng văn bản vào ngày 19.4.2018 và lãnh đạo khoa xác nhận cùng ngày. Ngày 20.4.2018, tôi trình đơn lên phòng nhân sự và làm việc lần thứ nhất. Sau nhiều lần thỏa thuận không thành tôi quyết định nghỉ kể từ ngày 6.6.2018, tức sau 48 ngày kể từ ngày nộp đơn. Trưởng phòng nhân sự bệnh viện bắt tôi phải ký thỏa thuận làm việc không lương thêm 1 tháng nữa mới cho nghỉ, nếu không thì chấm tôi vô kỷ luật. Bệnh viện làm như vậy có đúng luật lao động không? Tôi muốn khỏi kiện bệnh viện thì thủ tục như thế nào?”.

Có được nghỉ không lương trước khi nghỉ chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.

Những chiêu trò “om” quyền lợi của người lao động

Đức Long |

“Tôi hiện đang làm việc cho một bệnh viện công theo HĐLĐ không thời hạn và không bị ràng buộc bất cứ HĐLĐ nào khác. Tôi đã nộp đơn xin nghỉ bằng văn bản vào ngày 19.4.2018 và lãnh đạo khoa xác nhận cùng ngày. Ngày 20.4.2018, tôi trình đơn lên phòng nhân sự và làm việc lần thứ nhất. Sau nhiều lần thỏa thuận không thành tôi quyết định nghỉ kể từ ngày 6.6.2018, tức sau 48 ngày kể từ ngày nộp đơn. Trưởng phòng nhân sự bệnh viện bắt tôi phải ký thỏa thuận làm việc không lương thêm 1 tháng nữa mới cho nghỉ, nếu không thì chấm tôi vô kỷ luật. Bệnh viện làm như vậy có đúng luật lao động không? Tôi muốn khỏi kiện bệnh viện thì thủ tục như thế nào?”.

Có được nghỉ không lương trước khi nghỉ chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.