Trắng tay khi tình cạn, nghĩa hết

ĐỨC LONG |

Khi tình nghĩa vợ chồng còn mặn nồng, ít ai dám nghĩ đến và thực hiện việc chia tài sản chung. Nhưng đến khi tình cạn, nghĩa hết, mọi thứ được lật ngược trở lại, vấn đề tài sản cũng được đem ra mổ xẻ và không ít người, trong đó thường là phụ nữ, lại phải chịu cay đắng thêm một lần nữa khi gần như phải trắng tay. Câu chuyện mà người phụ nữ kể khi đến nhờ luật sư tư vấn cho chị ly hôn dưới đây là một ví dụ.

Chuyện vui hoá buồn

Gần 20 năm trước khi anh V và chị M lấy nhau, họ hàng hai bên và bạn bè ai cũng khen ngợi họ là cặp xứng đôi vừa lứa. Anh V đẹp trai, thông minh, tháo vát, gia cảnh khá bề thế, gia đình lại là một doanh nghiệp kinh doanh nhôm kính lớn. Còn chị M là một cô gái xinh đẹp, nết na, và cũng rất nhanh nhẹn trong giao tiếp. Mặc dù gia cảnh khá giả, nhưng anh M không muốn phụ thuộc gia đình mà muốn tự lập. Lấy nhau, anh chị thuê một căn nhà nhỏ ở mặt tiền rồi tiếp tục kinh doanh nghề nhôm kính của cha mẹ anh. Nhờ có kinh nhiệm trước đây đã từng làm cho cha mẹ, lại thêm những mối làm ăn quen biết trước, nên việc kinh doanh của anh chị rất thuận lợi.

Dần dà, anh chị tích luỹ mua được chính ngôi nhà đang thuê và hai căn nhà bên cạnh. Anh quyết định đập hết đi để xây thành một căn nhà lớn phục vụ mở rộng việc kinh doanh. Cuộc sống ngày càng trở lên viên mãn hơn khi anh chị sinh được hai con, một trai, một gái. Yêu con, yêu cháu, lại có tiền, có của mỗi lần anh chị sinh con, bố mẹ anh lại tuyên bố cho cháu một căn nhà, khiến cho cuộc sống của gia đình của anh chị càng thêm sung túc, tươi đẹp.

Công việc phát triển, anh cũng phải đi đến các tỉnh, thành nhiều hơn, việc anh phải đi công tác cả tuần cũng dần trở lên bình thường. Chuyện quan hệ vợ chồng vì thế nhiều lúc cũng lạnh nhạt. Nhiều lần sau chuyến đi công tác xa của anh, chị muốn được “gần gũi” chồng, nhưng anh lấy lý do đi xa về mệt nên từ chối. Lúc đầu, chị cũng xem đó là bình thường, nhưng dần dần chị bắt đầu sinh nghi, nhất là sau lần dọn dẹp quần áo cho anh sau chuyến đi công tác xa về chị phát hiện “vật thể lạ” chỉ dành cho phụ nữ trong đống đồ của anh.

Chị im lặng theo dõi và có lần nửa đùa, nửa thật hỏi, thì anh chỉ ậm ừ, đổ thừa cho bạn muốn cho chị ghen nên đã giấu món đồ đó vào đồ của anh. Chị cũng không nói gì, nhưng bằng linh tính của người vợ chị cảm thấy dường như anh có người phụ nữ khác. Chưa hết, rồi có lần chị vô tình thấy tin nhắn gửi đến máy anh đòi một số tiền lớn vì lý do nợ tiền cờ bạc. Chị gặng hỏi thì anh nói có chơi với anh em cho “vui vẻ” mỗi lần đi công tác xa nhà. Cùng với đó, số tiền anh mang về nhà cũng ít dần… Mọi chuyện cứ thế xấu dần, xấu dần khi anh bắt đầu công khai chuyện cờ bạc và có bồ nhí. Mọi lời khuyên can của gia đình, thậm chí là van xin của chị suy nghĩ lại đều trở lên vô nghĩa.

Cái gì đến phải đến, không thể tiếp tục chung sống với nhau, anh chị quyết định ly hôn. Nhưng một câu chuyện rắc rối khác lại bắt đầu từ cuộc ly hôn này, đó là việc chia tài sản chung. Tài sản chung duy nhất anh chị đang đứng tên là căn nhà đang ở và để kinh doanh trị giá thị trường khoảng trên 10 tỉ đồng. Cả anh và chị đều muốn tiếp tục ở lại ngôi nhà này để kinh doanh tiếp và trả cho người kia một nửa giá trị căn nhà. Nhưng khi ly hôn, toà đã quyết định cho anh được ở lại ngôi nhà này và phải trả cho chị một nửa giá trị.

Điều khó khăn là, ngôi nhà này được định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, khiến cho chị chỉ được nhận một phần nhỏ giá trị thật. Còn hai căn nhà mà ông bà tuyên bố cho anh chị khi mỗi lần sinh con trước đây thì ông bà mới chỉ nói miệng, chứ chưa chuyển quyền sở hữu cho anh chị. Vì thế, vế mặt giấy tờ, hai căn nhà này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông bà. Không nhà cửa, chỉ được chia một phần nhỏ tài sản mà chưa biết đến lúc nào người chồng mới trả được, chị đành phải ôm con về sống nhờ gia đình người em trai của mình. May mà thương chị, gia đình người em trai dù không khá giả về tài chính, vẫn thu xếp cho hai mẹ con chị một căn phòng nhỏ để trú ngụ khi sa cơ.

Nên làm hợp đồng nếu được tặng cho tài sản

Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM kể, thực tế khi hành nghề của ông có không ít trường hợp như câu chuyện trên, thậm chí có khi còn bi đát hơn thế. Nguyên nhân chủ yếu là theo lẽ thường rất hiếm cặp vợ chồng nào thoả thuận có tài sản riêng khi cuộc sống gia đình vẫn còn êm ấm, mặc dù pháp luật cho phép làm chuyện này. Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại điều 42 của luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 59 của luật này.

Một tâm lý khác nữa là khi ông bà hay bố mẹ tuyên bố cho tài sản cho con cháu, nhất là cho nhà đất, thì thường nói chứ không làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng hay quyền sở hữu ngay. Do đó, đến khi có tranh chấp xảy ra, thì về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền của sở hữu của ông bà, cha mẹ. Luật sư Đại cũng khuyến cáo, khi được ông bà hay cha mẹ tuyên bố cho tài sản, thì cách tốt nhất là nên đề nghị ông bà, cha mẹ làm hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại điều 457 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Đặc điểm của hợp đồng này là một hợp đồng không có đền bù và luôn là hợp đồng thực tế. Dù hai bên đã có sự thoả thuận về đối tượng tặng cho, điều kiện và thời hạn giao tài sản nhưng nếu bên tặng cho chưa giao tài sản cho người được tặng cho, thì hợp đồng chưa được coi là xác lập. Các bên trong hợp đồng không có quyền yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng. Việc hứa tặng cho không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản.

Ngoài ra, hiệu lực của hợp đồng tặng cho sẽ phát sinh khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

ĐỨC LONG
TIN LIÊN QUAN

Công ty không trả sổ BHXH phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc, quy định về tiền ăn giữa ca, về nghĩa vụ của NSDLĐ khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn phải bồi thường 10 triệu đồng?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đi làm sau khi nghỉ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Tin bạn, mất quyền cổ đông

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay, việc những người bạn cùng hùn hạp làm ăn khá phổ biến, nhưng không phải việc hợp tác nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì là bạn bè, nên họ ít đòi hỏi phải có đầy đủ thủ tục, báo cáo, và chỉ đến khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì mới giật mình do quá tin tưởng nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Công ty không trả sổ BHXH phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc, quy định về tiền ăn giữa ca, về nghĩa vụ của NSDLĐ khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn phải bồi thường 10 triệu đồng?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đi làm sau khi nghỉ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Tin bạn, mất quyền cổ đông

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay, việc những người bạn cùng hùn hạp làm ăn khá phổ biến, nhưng không phải việc hợp tác nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì là bạn bè, nên họ ít đòi hỏi phải có đầy đủ thủ tục, báo cáo, và chỉ đến khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì mới giật mình do quá tin tưởng nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.