Khi nào được huỷ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Năm 2003, sau khi ly hôn với chồng, chị X gặp lại anh T, người mà trước đây đã có thời gian yêu nhau say đắm, nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, nên hai người đành phải chia tay, và biết lúc này anh T cũng đã ly hôn với vợ,  nên tình cảm năm xưa chợt trỗi dậy. Anh T và chị X quyết định sống chung mà không đăng ký kết hôn.

Hai lần đổ vỡ

Chị X vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khó đông con, đó cũng là lý do mà năm xưa gia đình anh T ngăn cản không cho anh  lấy chị. Cảm nhận sự chua xót của cái nghèo nên chị X cố gắng chăm chỉ làm ăn, hễ ai chỉ làm cái gì có tiền mà lương thiện, không phạm pháp là chị lăn xả vào làm. Chị X có người chị gái ở nước ngoài rất thương chị vất vả cực nhọc, nên thường xuyên cho chị X vay tiền để lấy vốn làm ăn, cũng là một hình thức giúp chị ấy phụng dưỡng cha mẹ già và hỗ trợ cho anh em, con cháu. Có vốn, chị X thường xuyên tìm mua những mảnh đất ở vùng ven, sau một thời gian giá đất tăng, chị bán đi để kiếm lời. Cứ như vậy tài sản của chị X ngày một nhiều. Ngoài ra, chị X cũng mua thêm xe du lịch chuyên chở đón khách để tạo công ăn việc làm cho con cháu trong nhà, kể cả cho anh T làm phụ xe vì anh không có công việc ổn định.

Thấy chị X càng ngày càng có nhiều tài sản, trong khi mình chỉ làm một phụ xe, thu nhập không bao nhiêu, anh T bỗng nảy sinh những  toan tính. Anh âm thầm làm giấy đăng ký kết hôn tại một UBND xã của một huyện ở tỉnh kế bên TPHCM và không để chị X biết về việc này vì nghe nói nếu là vợ chồng hợp pháp thì sẽ được chia đôi tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân khi hai người chia tay nhau. Sau đó lấy cớ chị X thường xuyên ôm đồm, lo cho con cháu trong nhà, nên anh T quyết định làm đơn ly hôn với chị X và đòi phân chia tài sản. Khi nhận được giấy triệu tập của Tòa án, chị X mới tá hỏa phát hiện anh T đã âm thầm làm giấy đăng ký kết hôn mà không hề có  sự đồng thuận của chị. Kiểm tra lại hồ sơ tại UBND xã nơi anh T làm giấy đăng ký kết hôn, chị X thấy trong hồ sơ có chữ ký của mình, nhưng lại là chữ ký giả mạo, thậm chí số chứng minh nhân dân trong giấy chứng nhận kết hôn cũng sai. Mặc dù giấy chứng nhận đăng ký kết hôn này do UBND xã cấp nhưng có rất nhiều sai phạm, nên  chị X nhờ luật sư tư vấn để tuyên hủy nó.

Có thể huỷ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Khoản 1, điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.Khoản 1, điều 12 Luật Hộ tịch 2014 quy định nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Tuy nhiên vào thời điểm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp cho anh T và chị X vào năm 2004, thì Luật Hộ tịch chưa ra đời mà phải áp dụng theo văn bản pháp luật có hiệu lực vào thời điểm đó.

Thông tư 12/1999/TT-BTP ngày 25.6.1999 hướng dẫn điều 22 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch, có hiệu lực từ ngày 10.7.1999 (và hết hiệu lực ngày 1.4.2006)  quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: Việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên nam nữ. Trong trường hợp cả hai bên nam nữ không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì UBND cấp xã, nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Vào năm 2004, chị X đăng ký thường trú tại một xã của TPHCM,  anh T đăng ký địa chỉ thường trú tại xã của một tỉnh kế bên TPHCM và đăng ký tạm trú tại huyện Nhà Bè, TPHCM. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà anh T đưa ra lại được cấp bởi một UBND xã mà không phải nơi chị X và anh T đăng ký hộ khẩu thường trú. Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn này được cấp sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi đó.

Ngoài ra, nguyên tắc bắt buộc khi làm thủ tục đăng ký kết hôn là các bên phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng chị X không hề làm văn bản này và trong hồ sơ lưu cũng không hề có. Như vậy, UBND cấp xã nơi anh T làm thủ tục đăng ký kết hôn lại cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai người là sai quy định. Chưa kể, chị X chưa từng ký tên vào bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc kết hôn với anh T và cũng không đến UBND xã nào để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Từ những chứng cứ như thế, luật sư đã hướng dẫn chị X làm đơn gửi đến TAND cấp huyện nơi đã làm thủ tục đăng ký kết hôn cho anh T và chị X để đề nghị tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp cho hai người. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp cho anh T và chị X bị tuyên hủy thì anh T không có cơ sở để đòi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Nếu 2 người có tạo lập một số tài sản trong quá trình chung sống, thì anh T cần phải chứng minh và tòa án sẽ phân chia tài sản chung của hai người, chứ không phải chia tài sản chung của vợ chồng như mong muốn của anh T.

Từ vụ việc này cho thấy, quyết định chung sống hoặc quyết định kết hôn với một ai đó cần được người trong cuộc tìm hiểu kỹ về mặt tính cách, lối sống, tư tưởng và cả về trình độ học vấn và nghề nghiệp của người kia. Sự cẩn trọng không bao giờ là thừa.  

LS Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Bố đang hưởng lương hưu mà chết, con được trợ cấp tuất thế nào?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp tuất khi đang hưởng lương hưu mà chết, điều kiện hưởng chế độ thai sản, trợ cấp thất nghiệp… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Người lao động sinh con nhưng con chết thì khi nào quay lại làm việc

Anh Nhàn |

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại hội nghị “đối thoại doanh nghiệp và chính quyền thành phố”, trong đó các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, mua bảo hiểm tai nạn lao động, giờ giấc làm việc được nhiều người quan tâm.

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?

Bố đang hưởng lương hưu mà chết, con được trợ cấp tuất thế nào?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp tuất khi đang hưởng lương hưu mà chết, điều kiện hưởng chế độ thai sản, trợ cấp thất nghiệp… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Người lao động sinh con nhưng con chết thì khi nào quay lại làm việc

Anh Nhàn |

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại hội nghị “đối thoại doanh nghiệp và chính quyền thành phố”, trong đó các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, mua bảo hiểm tai nạn lao động, giờ giấc làm việc được nhiều người quan tâm.

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?