“Gặp gỡ 2024” giữa hai họa sĩ Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng

Thanh Hương |

Triển lãm tranh mang tên “Gặp gỡ 2024” giữa hai họa sĩ Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng sẽ diễn ra từ ngày 1-8.8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Triển lãm “Gặp gỡ 2024” bao gồm 33 tranh sơn dầu được họa sĩ Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng sáng tác trong suốt 5 năm qua.

Đánh giá về triển lãm lần này, một số ý kiến nhìn nhận rằng, màu có lẽ là một thế mạnh trong những tác phẩm của họa sĩ Đỗ Hữu Khôi.

Tác phẩm “Truyện trò” (sơn dầu trên vải) của họa sĩ Đỗ Hữu Khôi. Ảnh: BTC
Tác phẩm “Truyện trò” (sơn dầu trên vải) của họa sĩ Đỗ Hữu Khôi. Ảnh: BTC

Những sắc vàng của nắng, vàng của lúa, vàng tường, vàng của đất cùng những sắc xanh của cây, thi thoảng điểm thêm những hòa sắc rực rỡ tương phản khiến cho những bức tranh của anh khá cuốn hút.

Còn những tác phẩm của Phạm Văn Trọng chính là những nhát màu kiểu ấn tượng và có phần tạo khối như Cezanne ở một số tranh đã khiến không gian của người họa sĩ trở nên xao động hơn. Đồng thời, bên cạnh ấn tượng thì xu hướng tranh của anh còn có phần thiên nhiều hơn về việc mô tả hiện thực.

Một trong những tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Gặp gỡ 2024“. Ảnh: BTC
Một trong những tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Gặp gỡ 2024“. Ảnh: BTC

Đến với triển lãm của hai họa sĩ, người thưởng lãm có thể thấy rằng, nếu không có cảm xúc thì kỹ thuật hay chất liệu không thể tạo ra được những bức tranh đầy rung cảm.

Cảm xúc trong tranh của Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng dường như trong veo thuần khiết giữa một xã hội xô bồ, lý trí. Và, trong tranh của cả Đỗ Hữu Khôi lẫn Phạm Văn Trọng như được gặp gỡ trở lại để kết giao trong một mối thâm tình mới. Cuộc gặp gỡ của những tâm hồn và tình yêu đích thực dành cho hội hoạ.

Được biết, 10% số tiền bán các tác phẩm được hai họa sĩ dùng để ủng hộ Quỹ nữ sinh vùng cao với mục đích giúp các nữ học sinh vùng cao có nhà vệ sinh sạch sẽ và đồ dùng sinh hoạt.

Họa sĩ Đỗ Hữu Khôi, sinh năm 1975, là nhà báo, hiện đang làm việc tại Báo VietNamNet. Họa sĩ từng có tranh trong sưu tập của một số cá nhân trong và ngoài nước.

Họa sĩ Phạm Văn Trọng, sinh năm 1978, tốt nghiệp CĐSP Hải Dương năm 2000. Tác giả từng tham gia nhiều triển lãm nhóm/cá nhân chọn lọc trong những năm gần đây.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

“Họa sĩ là nghề hạnh phúc nhất mà cũng đau đớn nhất”

Di Py |

Đó là đúc rút của họa sĩ nổi tiếng Ngọc Huệ sau nhiều năm tiếp xúc với thế giới nghệ thuật ở cả góc độ Art Dealer, nhà sưu tập lẫn người cầm cọ.

Triển lãm Mùa yêu thương 2 có sự góp mặt của 10 họa sĩ

DI PY |

Vào lúc 18h ngày 29.5, diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh Mùa yêu thương lần thứ 2, tại không gian triển lãm của Hội Mỹ thuật TPHCM.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng đưa "Mây miền" tới Đà Lạt

Thanh Hương |

"Mây miền" là triển lãm cá nhân lần thứ 16 của họa sĩ Trần Nhật Thăng, nhưng lại là lần đầu tiên, anh đưa các tác phẩm đến với Đà Lạt - thành phố có núi, có đồi, có sự nhộn nhịp và cả sự bình yên giữa thiên nhiên xanh mát.

19 tác phẩm trong triển lãm "Đam mê" của họa sĩ Trần Trọng Đạt

DI PY |

Với những đường nét bay bổng, màu sắc rực rỡ, họa sĩ Trần Trọng Đạt khơi gợi trí tưởng tượng của người xe qua triển lãm "Đam mê".

“Họa sĩ là nghề hạnh phúc nhất mà cũng đau đớn nhất”

Di Py |

Đó là đúc rút của họa sĩ nổi tiếng Ngọc Huệ sau nhiều năm tiếp xúc với thế giới nghệ thuật ở cả góc độ Art Dealer, nhà sưu tập lẫn người cầm cọ.

Triển lãm Mùa yêu thương 2 có sự góp mặt của 10 họa sĩ

DI PY |

Vào lúc 18h ngày 29.5, diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh Mùa yêu thương lần thứ 2, tại không gian triển lãm của Hội Mỹ thuật TPHCM.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng đưa "Mây miền" tới Đà Lạt

Thanh Hương |

"Mây miền" là triển lãm cá nhân lần thứ 16 của họa sĩ Trần Nhật Thăng, nhưng lại là lần đầu tiên, anh đưa các tác phẩm đến với Đà Lạt - thành phố có núi, có đồi, có sự nhộn nhịp và cả sự bình yên giữa thiên nhiên xanh mát.

19 tác phẩm trong triển lãm "Đam mê" của họa sĩ Trần Trọng Đạt

DI PY |

Với những đường nét bay bổng, màu sắc rực rỡ, họa sĩ Trần Trọng Đạt khơi gợi trí tưởng tượng của người xe qua triển lãm "Đam mê".