Cụ thể, Chương trình nêu rõ, có bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan sang động vật, do đó, nếu trong gia đình có vật nuôi thì người nhiễm COVID-19 không được tiếp xúc với vật nuôi.
Người cùng nhà với người nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi; không để vật nuôi tiếp với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của người nhiễm COVID-19 để tránh lây nhiễm, như: Người nhiễm nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng; nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…
Về nhà ở, luôn bảo đảm nhà ở thông thoáng: Luôn mở cửa sổ, cửa lối đi khi có thể, nhằm cho không khí luôn được thay đổi; Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác; Không để luồng khí thổ từ phòng người nhiễm vào không gian chung; Sử dụng quạt và máy lọc không khí.
Rửa tay được Bộ Y tế nhấn mạnh là cách giảm lây nhiễm Covid-19 tốt nhất; rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu là 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.
Các thời điểm rửa tay bao gồm: Trước và sau khi nấu ăn; Trước và sau khi ăn uống; Sau khi ho, hắt xì, xì mũi; Sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; Sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải…