“Đột nhập” vườn bonsai chục tỷ của nghệ nhân xứ hoa kiểng

LAN NGÔ |

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống trồng kiểng nhưng với sự đam mê của mình, anh Nguyễn Phước Lộc (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã cho ra đời hơn 2.000 tác phẩm bonsai độc đáo, trị giá lên đến vài chục tỷ đồng. Mặc dù chỉ hơn 40 tuổi nhưng anh Lộc đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa kiểng bonsai và từng là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.Sa Đéc.

Hiện nay, vườn kiểng bonsai của anh có diện tích 17.000m2, số lượng hơn 2.000 chậu, với hơn 50 chủng loại gồm: Vạn niên tùng, nguyệt quế, mai chiếu thủy, cần thăng, mai vàng, sộp... các loại này có giá trị từ vài triệu đến vài trăm triệu, thậm chí có cây giá lên đến vài tỷ, giá trị này phụ thuộc lớn vào tuổi kiểng của cây.
Hiện nay, vườn kiểng bonsai của anh có diện tích 17.000m2, số lượng hơn 2.000 chậu, với hơn 50 chủng loại gồm: Vạn niên tùng, nguyệt quế, mai chiếu thủy, cần thăng, mai vàng, sộp... Các loại này có giá trị từ vài triệu đến vài trăm triệu, thậm chí có cây giá lên đến vài tỷ, giá trị này phụ thuộc lớn vào tuổi kiểng của cây.
Bonsai trong khu vườn này đa số là cây loại lớn, có tuổi kiểng từ 15 năm đến trên 100 năm và có giá trị kinh tế rất cao. Đặc biệt, khu vườn của anh đang sở hữu cặp me kiểng cổ có tuổi cây hơn 156 năm và tuổi kiểng hơn 100 năm có giá 10 tỷ đồng vừa được xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất”.
Bonsai trong khu vườn này đa số là cây loại lớn, có tuổi kiểng từ 15 năm đến trên 100 năm và có giá trị kinh tế rất cao. Đặc biệt, khu vườn của anh đang sở hữu cặp me kiểng cổ có tuổi cây hơn 156 năm và tuổi kiểng hơn 100 năm có giá 10 tỷ đồng vừa được xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất”.
Bên cạnh cặp me kiểng cổ anh còn sở hữu cặp tùng trị giá 3 tỷ đồng, cây xanh trị giá 2 tỷ đồng và hàng nghìn cây bonsai có giá trị cao khác... Không những thế, nhiều tác phẩm bonsai của anh đã đạt giải cao tại các cuộc thi do Hội sinh vật cảnh của tỉnh Đồng Tháp cũng như Hội sinh vật cảnh cấp quốc gia tổ chức. Cặp me và cặp tùng được anh đặt ở vị trí đặt biệt trong vườn.
Bên cạnh cặp me kiểng cổ anh còn sở hữu cặp tùng trị giá 3 tỷ đồng, cây sanh trị giá 2 tỷ đồng và hàng nghìn cây bonsai có giá trị cao khác... Không những thế, nhiều tác phẩm bonsai của anh đã đạt giải cao tại các cuộc thi do Hội sinh vật cảnh của tỉnh Đồng Tháp cũng như Hội sinh vật cảnh cấp quốc gia tổ chức. Trong ảnh là cặp me và cặp tùng luôn được anh đặt ở vị trí đặt biệt trong vườn.
Theo anh Lộc, nghệ thuật tạo hình bonsai cũng giống như vẽ tranh trên cây, để cây bonsai hoàn hảo và có giá trị nghệ thuật thì nghệ nhân phải đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, trang điểm... Bonsai luôn phát triển theo thời gian, không bao giờ hoàn chỉnh nên cần phải cắt tỉa liên tục, vì thế khi chăm sóc càng lâu thì tâm hồn nghệ nhân gửi gắm cho cây sẽ càng nhiều.
Theo anh Lộc, nghệ thuật tạo hình bonsai cũng giống như vẽ tranh trên cây, để cây bonsai hoàn hảo và có giá trị nghệ thuật thì nghệ nhân phải đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, trang điểm... 
Bonsai luôn phát triển theo thời gian, không bao giờ hoàn chỉnh nên cần phải cắt tỉa liên tục, vì thế khi chăm sóc càng lâu thì tâm hồn nghệ nhân gửi gắm cho cây sẽ càng nhiều. Trong ảnh: Anh Lộc đang chăm sóc cặp me cổ trị giá chục tỷ của mình.
Bonsai luôn phát triển theo thời gian, không bao giờ hoàn chỉnh nên cần phải cắt tỉa liên tục, vì thế khi chăm sóc càng lâu thì tâm hồn nghệ nhân gửi gắm cho cây sẽ càng nhiều. Trong ảnh: Anh Lộc đang chăm sóc cặp me cổ trị giá chục tỷ của mình.
Vốn đam mê bonsai từ nhỏ nên khi học ở Sài Gòn vào những lúc rãnh rỗi anh thường ra công viên hỗ trợ các chú nghệ nhân làm bonsai, dần học được nghề sửa kiểng bonsai. Những lần về quê anh thường đem bonsai từ thành phố về chơi sẵn bán cho những chú lớn tuổi vì vào thời điểm năm 1993 ở Sa Đéc chưa ai biết đến loại hình bonsai này, vì thế anh được xem là người đầu tiên đem nghệ thuật bonsai về với Sa Đéc.
Vốn đam mê bonsai từ nhỏ nên khi học ở TPHCM vào những lúc rãnh rỗi anh thường ra công viên hỗ trợ các chú nghệ nhân làm bonsai, dần học được nghề sửa kiểng bonsai. Những lần về quê anh thường mang bonsai từ thành phố về chơi, sẵn bán cho những người lớn tuổi vì vào thời điểm năm 1993 ở Sa Đéc chưa ai biết đến loại hình bonsai này, vì thế anh được xem là người đầu tiên đem nghệ thuật bonsai về với Sa Đéc.
Anh Lộc cho biết, mỗi cây bonsai đều có một nét đẹp riêng, các yếu tố quan trọng đối với một cây bonsai đó là phần gốc và rễ của cây vì đây là phần mà các nghệ nhân không thể can thiệp được nhiều.
Anh Lộc cho biết, mỗi cây bonsai đều có một nét đẹp riêng, các yếu tố quan trọng đối với một cây bonsai đó là phần gốc và rễ của cây vì đây là phần mà các nghệ nhân không thể can thiệp được nhiều.
Ở mỗi quốc gia sẽ có tiêu chí về bonsai khác nhau, đối với quốc tế cây bonsai đẹp phụ thuộc vào độ già của cây, độ ấn tượng và độ đẹp, quy luật sắp xếp cành bonsai theo điểm lõm, dư chi.
Ở mỗi quốc gia sẽ có tiêu chí về bonsai khác nhau, đối với quốc tế cây bonsai đẹp phụ thuộc vào độ già của cây, độ ấn tượng và độ đẹp, quy luật sắp xếp cành bonsai theo điểm lõm, dư chi.
Riêng Việt Nam, bonsai được sửa theo nét thanh tú, mềm mại hơn, kỹ thuật sắp xếp cành của Việt Nam thanh nhã và kỹ thuật hơn. Trong ảnh là cây bonsai linh sam đạt giải nhất cuộc thi Hội sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp tổ chức. Ảnh: LN
Riêng Việt Nam, bonsai được sửa theo nét thanh tú, mềm mại hơn, kỹ thuật sắp xếp cành của Việt Nam thanh nhã và kỹ thuật hơn. Trong ảnh là cây bonsai linh sam đạt giải nhất cuộc thi Hội sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Cận cảnh bonsai từ cây sanh trị giá 2 tỷ đồng trong vườn anh Lộc.
Cận cảnh cây sanh bonsai trị giá 2 tỷ đồng trong vườn anh Lộc.
Theo anh Lộc, nghệ thuật bonsai ở TP Sa Đéc hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, anh đang đẩy mạnh liên kết, giao lưu với nghệ nhân các nước có nghệ thuật bonsai phát triển như Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc... để làm giàu thêm nghệ thuật bonsai của mình.
Theo anh Lộc, nghệ thuật bonsai ở TP.Sa Đéc hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, anh đang đẩy mạnh liên kết, giao lưu với nghệ nhân các nước có nghệ thuật bonsai phát triển để làm giàu thêm nghệ thuật bonsai của mình.
LAN NGÔ
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ Sài Gòn nhộn nhịp xuống phố du xuân

Phúc Chân |

Đường hoa mai, phố ông đồ, làng quê truyền thống,... cùng nhiều hoạt cảnh khác tại Lễ hội Tết Việt đang trở thành địa điểm mới thu hút giới trẻ Sài Gòn đến tham quan, chụp ảnh trong dịp cuối năm.

Ngắm chuột Mickey, chuột ôm thỏi vàng tạo hình bằng tắc đón Tết Canh Tý

SỞ HẠ |

Đáp ứng nhu cầu thị trường chơi kiểng vui Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều nhà vườn ở thủ phủ hoa Chợ Lách đã tạo ra nhiều mẫu kiểng chuột. Khác với những mẫu thông thường, ông Út Dị nổi tiếng kiểng tắc còn tạo thêm nhiều mẫu độc lạ...

“Lạc lối” vào vườn hồng “siêu to khổng lồ” ở thành phố Sa Đéc

Lan Ngô |

Với diện tích lên đến 2,5ha được trồng với hàng trăm loại hoa hồng, vườn hồng “siêu to khổng lồ” này đủ sức gây choáng ngợp với bất kỳ khách yêu hoa nào mỗi khi bước chân vào.

Nghề “trồng” bonsai bằng dây đồng của nghệ nhân xứ hoa kiểng

Lan Ngô |

Bước vào nghề bằng sự đam mê, không qua bất kì trường lớp nào nhưng đến nay Trịnh Trần Ngọc Anh (khóm 3, phường 1, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã cho ra hàng trăm tác phẩm bonsai độc đáo từ loại dây đồng này.

Giới trẻ Sài Gòn nhộn nhịp xuống phố du xuân

Phúc Chân |

Đường hoa mai, phố ông đồ, làng quê truyền thống,... cùng nhiều hoạt cảnh khác tại Lễ hội Tết Việt đang trở thành địa điểm mới thu hút giới trẻ Sài Gòn đến tham quan, chụp ảnh trong dịp cuối năm.

Ngắm chuột Mickey, chuột ôm thỏi vàng tạo hình bằng tắc đón Tết Canh Tý

SỞ HẠ |

Đáp ứng nhu cầu thị trường chơi kiểng vui Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều nhà vườn ở thủ phủ hoa Chợ Lách đã tạo ra nhiều mẫu kiểng chuột. Khác với những mẫu thông thường, ông Út Dị nổi tiếng kiểng tắc còn tạo thêm nhiều mẫu độc lạ...

“Lạc lối” vào vườn hồng “siêu to khổng lồ” ở thành phố Sa Đéc

Lan Ngô |

Với diện tích lên đến 2,5ha được trồng với hàng trăm loại hoa hồng, vườn hồng “siêu to khổng lồ” này đủ sức gây choáng ngợp với bất kỳ khách yêu hoa nào mỗi khi bước chân vào.

Nghề “trồng” bonsai bằng dây đồng của nghệ nhân xứ hoa kiểng

Lan Ngô |

Bước vào nghề bằng sự đam mê, không qua bất kì trường lớp nào nhưng đến nay Trịnh Trần Ngọc Anh (khóm 3, phường 1, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã cho ra hàng trăm tác phẩm bonsai độc đáo từ loại dây đồng này.