Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc

Thế Lâm |

Chiến dịch rà soát mã độc được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành.

Chiến dịch dự kiến sẽ kéo dài trong 2 tháng.

Mới nhất, hãng bảo mật Kaspersky đã tham gia chương trình “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, triển khai.

Đây là chương trình hợp tác công – tư để tạo ra một không gian mạng an toàn hơn.

“Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” là một chiến dịch vì cộng đồng do NCSC Việt Nam thực hiện nhằm mục tiêu giảm tỉ lệ lây nhiễm mã độc và giảm địa chỉ IP nằm trong 10 mạng máy tính ma (botnet) phổ biến thông qua việc loại bỏ phần mềm độc hại khỏi các thiết bị đầu cuối bằng cách sử dụng những công cụ và giải pháp chống phần mềm độc hại, cũng như chặn kết nối của các mạng này với máy chủ.

Với chiến dịch này, người dùng Việt Nam được sử dụng phần mềm phòng chống mã độc miễn phí tại website https://khonggianmang.vn

Phía Kaspersky tham gia chiến dịch với đội ngũ chuyên gia ưu tú với kiến thức chuyên môn được đúc kết hơn hai thập kỉ và các giải pháp dựa trên thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng.

Trong khi đó, theo ông Trần Quang Hưng - Giám đốc Trung tâm NCSC, việc hợp tác với các chuyên gia an ninh mạng từ nước ngoài là rất cần thiết để NCSC đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tăng cường khả năng tình báo mối đe dọa an ninh mạng.

Theo số liệu thực tế, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong Danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet lớn.

Chiến dịch này triển khai chủ yếu phục vụ khối doanh nghiệp tư nhân và hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình: nhóm đối tượng này chiếm phần lớn số lượng địa chỉ IP trên. Tuy nhiên, chiến dịch sẽ được triển khai trên toàn bộ không gian mạng và người dùng Internet Việt Nam. Chiến dịch cũng góp phần cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Mục tiêu chiến dịch và các đơn vị tham gia chiến dịch hướng đến việc giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, và giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến. Không còn nằm trong báo cáo của các hãng về tỉ lệ lây nhiễm mã độc trong khoảng thời gian nhất định.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo mã độc tống tiền mới trên máy tính Mac

Thế Lâm |

Cảnh báo này được Công ty an ninh mạng VSEC phát đi, cho biết một loại mã độc tống tiền mới, được phát hiện trên hệ điều hành Mac. Mã độc này có khả năng chiếm quyền điều khiển máy tính nạn nhân, mã hóa toàn bộ tệp tin quan trọng và gửi đến một thông điệp tống tiền nếu muốn khôi phục dữ liệu.

Cảnh tỉnh trước tin giả, email chứa mã độc trong mùa dịch bệnh COVID-1

Thế Lâm |

“Ăn theo” dịch bệnh COVID-19, tội phạm công nghệ cũng giăng bẫy đầy trên mạng, trong đó có những tin giả giật gân nhằm thu hút người đọc  click vào các đường link có mã độc, sau đó tin tặc chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin…

Tin tặc nhắm vào ứng dụng họp trực tuyến Zoom, 4 cách để chống xâm nhập

Thế Lâm |

Nhu cầu họp hành, dạy và học trực tuyến đang tăng cao nhằm tránh dịch COVID-19. Tuy nhiên, song song với tiện ích đó, các chuyên gia bảo mật cũng chỉ ra những nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu, bị tin tặc xâm nhập đánh cắp các nội dung, thông tin cuộc họp, bài giảng.v.v…

Xuất hiện họ mã độc tống tiền mới tấn công thiết bị lưu trữ mạng

Thế Lâm |

Một họ tấn công mã độc tống tiền mới đang tăng mạnh về mặt số lượng nhắm đến thiết bị lưu trữ mạng (NAS). Thiết bị NAS được xem như một công nghệ có tính bảo mật nhưng người dùng thường chưa chuẩn bị tâm thế để đối phó với khả năng nhiễm mã độc, khiến dữ liệu của người dùng càng có nguy cơ rủi ro cao hơn.

Cảnh báo mã độc tống tiền mới trên máy tính Mac

Thế Lâm |

Cảnh báo này được Công ty an ninh mạng VSEC phát đi, cho biết một loại mã độc tống tiền mới, được phát hiện trên hệ điều hành Mac. Mã độc này có khả năng chiếm quyền điều khiển máy tính nạn nhân, mã hóa toàn bộ tệp tin quan trọng và gửi đến một thông điệp tống tiền nếu muốn khôi phục dữ liệu.

Cảnh tỉnh trước tin giả, email chứa mã độc trong mùa dịch bệnh COVID-1

Thế Lâm |

“Ăn theo” dịch bệnh COVID-19, tội phạm công nghệ cũng giăng bẫy đầy trên mạng, trong đó có những tin giả giật gân nhằm thu hút người đọc  click vào các đường link có mã độc, sau đó tin tặc chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin…

Tin tặc nhắm vào ứng dụng họp trực tuyến Zoom, 4 cách để chống xâm nhập

Thế Lâm |

Nhu cầu họp hành, dạy và học trực tuyến đang tăng cao nhằm tránh dịch COVID-19. Tuy nhiên, song song với tiện ích đó, các chuyên gia bảo mật cũng chỉ ra những nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu, bị tin tặc xâm nhập đánh cắp các nội dung, thông tin cuộc họp, bài giảng.v.v…

Xuất hiện họ mã độc tống tiền mới tấn công thiết bị lưu trữ mạng

Thế Lâm |

Một họ tấn công mã độc tống tiền mới đang tăng mạnh về mặt số lượng nhắm đến thiết bị lưu trữ mạng (NAS). Thiết bị NAS được xem như một công nghệ có tính bảo mật nhưng người dùng thường chưa chuẩn bị tâm thế để đối phó với khả năng nhiễm mã độc, khiến dữ liệu của người dùng càng có nguy cơ rủi ro cao hơn.