Nỗ lực hết mình, nghề nào cũng vinh hoa!

LÊ AN NHIÊN |

Áo quần lấm lem dầu mỡ. Tóc lúc nào cũng dính một chút nhớt xe. Móng tay đen xì, trụi lủi… là bức chân dung tự họa của những người thợ máy.

“Ngày anh ấy đến “tán” em, từ ngõ đã thoảng thấy mùi dầu nhớt. Em nghĩ, không lẽ cưới anh ấy, mình sẽ chịu cái mùi ấy cả đời. Vậy mà em không những đã chịu được 15 năm, em còn bỏ nghề của mình để theo nghề của chồng”, chị Nguyễn Thị Thắm (đến từ Gia Lâm, Hà Nội) mở đầu câu chuyện về nghề sửa xe máy của vợ chồng mình.

“Chồng yêu nghề mà em thì yêu chồng”

Chị Thắm và anh Trần Văn Khiên là 1 trong 50 cặp thợ máy xuất sắc khi đã vượt qua gần 12.000 thợ máy khắp cả nước ở vòng loại để đến với Đêm Vinh Danh của Chương trình “Ngày Hội Tự Hào Người Thợ Máy 2018” được tổ chức tại TPHCM mới đây. Anh chị là cặp thí sinh đặc biệt cuộc thi bởi không chỉ là vợ chồng mà chị Thắm còn là nữ thợ máy duy nhất tham gia chương trình. Nói về lý do đến với nghề, chị cười cười: “Chồng yêu nghề mà em thì yêu chồng nên em theo nghề để chồng đỡ vất vả”.

Chị Thắm chia sẻ, lúc mới cưới nhau, anh Khiên đang đi làm thuê cho một tiệm sửa xe máy, chị làm nghề buôn bán. Khi tay nghề của chồng đã vững, anh chị gom góp mở được một tiệm sửa xe nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Vì là khu vực đông công nhân, người lao động nên lượng xe đến sửa rất lớn. Cửa hàng phát triển nhanh. Anh chị thuê thêm người làm, nhận cả người chưa biết nghề để dạy. Chị bảo: “Các bạn biết nghề mình trả lương 8 triệu đồng/tháng, còn học nghề thì mình hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng thế nhưng không tìm được thợ”.

Chị giải thích, áo quần người làm nghề này lúc nào cũng bẩn, nhiều bạn trẻ không chịu được mùi hôi của dầu mỡ. Có bạn bỏ nghề với những lý do rất đơn giản, như sắp đến giờ hẹn bạn gái đi chơi, thế nhưng khách đến đông, không về kịp để đi đón bạn gái. Bạn gái giận thế là bạn trai bỏ nghề. Hoặc nửa đêm đang ngủ, có lúc đang ăn dở miếng cơm, khách đến, thợ cũng phải chạy ra làm ngay…

“Có thời gian tiệm không thuê được người, một mình anh Khiên làm rất vất vả. Thương chồng, tôi nghỉ việc, vừa phụ việc lặt vặt, vừa lo cơm nước cho anh ấy”, chị Thắm nhớ lại. Công việc đầu tiên mà chị làm là bơm xe, sau đó là vá xe, giờ đây, việc gì chị cũng làm được. Chị cười, không giấu vẻ tự hào: “Năm 2017, anh ấy cùng với một thợ của tiệm đi thi “Tự Hào Người Thợ Máy” nhưng chỉ lọt vào Top 90, nay đi thi cùng với vợ lại vào được Top 50, nhiêu đó thấy tay nghề của tôi ngon lành ra sao rồi ha”. Ngồi bên cạnh vợ, anh Khiên mỉm cười: “Nghề này vất vả, tôi lại được vợ chia sẻ. Cửa tiệm của tôi ngày càng phát triển, thu nhập hai vợ chồng khá tốt, nuôi hai con ăn học, sống được ở thành phố lớn. Với một người thợ, sống được với nghề, vui với công việc mình làm, được vậy đã hạnh phúc lắm rồi”.

Chịu khó học nghề, nâng cao chất lượng dịch vụ

“Nhu cầu sửa xe máy lớn nhưng thợ sửa xe cũng rất nhiều, cho nên muốn có khách hàng, muốn thành công với nghề, phải chịu khó học hỏi. Đặc biệt phải xác định mình đang làm dịch vụ, người đến sửa xe kia là ai, làm nghề gì, xe gì, sửa giờ nào, mình cũng phải nhiệt tình, hài lòng, không được phân biệt”, anh Phạm Văn Quyến, thợ sửa xe máy đến từ Hải Phòng chia sẻ. 37 tuổi, 18 năm theo nghề, với anh Quyến, sửa xe máy không chỉ là công việc mà nó còn là niềm vui. “Vui khi nghe được tiếng máy của xe chạy êm, vui khi khách hàng hài lòng, dù đó là một anh công nhân với chiếc xe mà tuổi của nó còn lớn hơn tuổi của chủ nhân hay một bạn trẻ với một chiếc xe phân khối lớn mà trị giá của chiếc xe lớn hơn cả cửa tiệm của mình… Nhìn khách hàng trân trọng chiếc xe của họ, mình thấy công việc của mình ý nghĩa hơn”, anh Quyến tâm sự.

Theo anh Quyến, cánh thợ sửa xe có nhiều cách để nâng cao tay nghề, mà chủ yếu là học hỏi lẫn nhau, điều đáng quý là anh em trong nghề hiếm khi giấu nghề. Anh ví dụ: “Các dòng xe máy mới xuất hiện liên tục trên thị trường cho nên mình phải cập nhật, nếu không sẽ tụt lại phía sau. Anh em trong nghề, nếu ai đó tìm được cách khắc phục một lỗi nào đó thì sẽ quay clip đăng lên mạng chia sẻ, hoặc trao đổi trực tiếp với nhau vào các buổi gặp mặt. Như “Ngày Hội Tự Hào Người Thợ Máy” được tổ chức hàng năm là cơ hội rất tốt để anh em làm nghề khắp cả nước gặp nhau, truyền lửa cho nhau để thấy cái nghề mình đang theo đuổi ý nghĩa như thế nào”.

Chương trình “Ngày Hội Tự Hào Người Thợ Máy 2018” có một sự kiện được đông đảo anh em thích thú và ấn tượng là sự kiện “Cùng Thợ Máy Đam Mê Truyền Lửa”. Anh Nguyễn Hoàng Huân, đại diện cho “cánh” thợ máy Việt Nam, giành quán quân cuộc thi “Thợ máy Castrol khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2017” được tổ chức ở Thái Lan, bộc bạch: “Đam mê là yếu tố quyết định thành công cho dù chúng ta theo đuổi ngành nghề gì. Và khi đã thành công, đỉnh cao mới lúc này chính là mang cái nghề của mình truyền lại cho người khác, đây cũng là cách giúp bản thân mình không ngừng tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới trong nghề”.

Là thợ máy tham gia “Đêm truyền lửa”, anh Nguyễn Minh (đến từ Long An), chia sẻ: “Khi bạn bè lựa chọn thi vào các trường đại học, cao đẳng, đi khắp nơi, cá nhân tôi đã chọn theo nghề thợ máy. Tôi đi học nghề vì thích xe máy. Và mãi những năm làm nghề sau đó, tôi nghĩ nghề sửa xe thì không bao giờ có cơ hội đi đâu xa, chẳng biết gặp ai, và gặp mình sẽ nói gì… Rồi bạn bè gửi cho tôi thông tin cuộc thi “Tự Hào Người Thợ Máy”, tôi nghĩ đây là một cơ hội cho mình. Đúng như mong chờ, tôi được gặp những người cùng làm nghề, chúng tôi có cơ hội thi thố tài năng không chỉ với thợ trong nước mà còn ra ngoài khu vực. Tôi nghĩ, chỉ cần nỗ lực hết mình, nghề nào cũng mang đến vinh hoa, cũng có ích cho xã hội”.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Hơn 500 sinh viên tham gia thảo luận chuyên đề “Nghề bảo hiểm nhân thọ”

V.P |

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vừa phối hợp với Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Nghề Bảo hiểm Nhân thọ" với sự tham dự của hơn 500 sinh viên.

Ghé thăm vườn sứ với những chiếc cối đá tự xoay tròn mãi

ĐINH TRỌNG |

Những người ở xa có dịp ghé thăm vườn sứ tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đều tỏ ra thích thú xen lẫn sự tò mò khí thấy những chiếc cối đá tự xoay tròn như có ai đó đang tác động.

Từ anh thợ làm vườn thành “đại gia hoa súng"

Phúc Đạt |

Trầm trồ và ngạc nhiên có lẽ là cảm xúc đầu tiên của những ai đặt chân đến vườn hoa súng của anh Huỳnh Văn Khanh (ở thôn 3, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Vườn súng thênh thang, những bông hoa nở rộ đầy màu sắc mọc lên giữa một vùng bao la cát trắng. Nhưng không mấy ai biết đằng sau vẻ đẹp của vườn súng ấy là cả quá trình lao động, là những giọt mồ hôi, là những tháng ngày mày mò tìm hiểu và cả những lần thất bại.

Cơ hội khởi nghiệp từ chương trình “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt”

V.P |

Nhãn hàng nước rửa chén Sunlight (công ty Unilever Việt Nam) công bố gói hợp tác với Saigon Co.op và Shopee VN nhằm mang đến cơ hội khởi nghiệp cho các chị em phụ nữ với tên gọi “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt”. 

Hơn 500 sinh viên tham gia thảo luận chuyên đề “Nghề bảo hiểm nhân thọ”

V.P |

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vừa phối hợp với Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Nghề Bảo hiểm Nhân thọ" với sự tham dự của hơn 500 sinh viên.

Ghé thăm vườn sứ với những chiếc cối đá tự xoay tròn mãi

ĐINH TRỌNG |

Những người ở xa có dịp ghé thăm vườn sứ tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đều tỏ ra thích thú xen lẫn sự tò mò khí thấy những chiếc cối đá tự xoay tròn như có ai đó đang tác động.

Từ anh thợ làm vườn thành “đại gia hoa súng"

Phúc Đạt |

Trầm trồ và ngạc nhiên có lẽ là cảm xúc đầu tiên của những ai đặt chân đến vườn hoa súng của anh Huỳnh Văn Khanh (ở thôn 3, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Vườn súng thênh thang, những bông hoa nở rộ đầy màu sắc mọc lên giữa một vùng bao la cát trắng. Nhưng không mấy ai biết đằng sau vẻ đẹp của vườn súng ấy là cả quá trình lao động, là những giọt mồ hôi, là những tháng ngày mày mò tìm hiểu và cả những lần thất bại.

Cơ hội khởi nghiệp từ chương trình “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt”

V.P |

Nhãn hàng nước rửa chén Sunlight (công ty Unilever Việt Nam) công bố gói hợp tác với Saigon Co.op và Shopee VN nhằm mang đến cơ hội khởi nghiệp cho các chị em phụ nữ với tên gọi “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt”.