Vì sao kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng?

QUỲNH NHƯ |

GS.TS. Huỳnh Văn Sơn sử dụng kỹ thuật tạo tình huống giả định bất ngờ để sinh viên bộc lộ kỹ năng mềm, kết quả thật bất ngờ: Nhiều sinh viên cứ ngỡ mình đã có kỹ năng mềm nhưng thực ra mới chỉ mới biết về kỹ năng này! Thực tế, một số sinh viên chỉ giỏi về lý thuyết, chưa biết vận dụng vào thực tiễn như thế nào.

Thực hiện nghiên cứu trên 1.212 sinh viên, 488 giáo viên tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM, GS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Trường đại học sư phạm TPHCM thu được nhiều kết quả đáng lưu ý. Kết quả nghiên cứu này vừa được Sở khoa học và công nghệ TP.HCM nghiệm thu, đánh giá xuất sắc. Báo Lao động đã có cuộc phỏng vấn  GS.TS. Huỳnh Văn Sơn.

Theo anh, vì sao kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng?

PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người, còn kỹ năng cứng (kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại. Những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng. Khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho công việc, phần lớn các nhà tuyển dụng khẳng định kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng.

PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học “Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học tại TP.HCM”, được đánh giá xuất sắc. Ảnh: QUỲNH NHƯ
GS.TS. Huỳnh Văn Sơn tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học “Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học tại TPHCM”, được đánh giá xuất sắc. Ảnh: QUỲNH NHƯ

Được biết đề tài nghiên cứu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên một số trường đại học tại TPHCM được đánh giá rất cao, thực trạng vấn đề kỹ năng mềm của sinh viên được đề cập thế nào trong đề tài?

GS.TS. Huỳnh Văn Sơn: Có sự khác biệt ở các nhóm ngành khác nhau. Đứng vị trí đầu tiên là nhóm ngành khoa học tự nhiên, thứ hai là nhóm ngành kinh tế - tài chính và cuối cùng là nhóm ngành khoa học xã hội. Khi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kỹ thuật tạo tình huống giả định bất ngờ để sinh viên bộc lộ kỹ năng mềm của bản thân, đây là kỹ thuật đánh giá khá thú vị. Qua đó cho thấy một số vấn đề đáng chú ý:

Nhiều sinh viên cứ ngỡ mình đã có kỹ năng mềm nhưng thực ra mới chỉ biết về kỹ năng này. Nhiều sinh viên cho rằng mình có thể nắm chắc kỹ năng mềm, nhưng trong thực tế lại không vận dụng và ứng dụng được. Nhiều sinh viên hiểu nhầm về kỹ năng mềm, cho rằng đây là công cụ thiên biến vạn hóa.

Khá nhiều sinh viên bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và quan điểm của người thuyết trình, người huấn luyện và cho rằng đó là phương thức duy nhất để thành công mà thiếu khả năng phản biện, trải nghiệm ứng dụng kiểm tra... Khá nhiều sinh viên biết kỹ năng mềm thông qua con đường nghe nói, nghe giảng, xem clip, trong khi mô hình rèn luyện để sở hữu kỹ năng mềm không thể là như thế.

Qua nghiên cứu, anh có thể cho biết nguyên nhân của thực trạng này?

GS.TS. Huỳnh Văn Sơn: Có nhiều nguyên nhân, xét những yếu tố đến từ phía bản thân sinh viên, nổi bật nhất và có kết quả tách biệt so với các nguyên nhân khác là do “sinh viên chưa biết chọn “nguồn” tin cậy để học kỹ năng mềm”. Ngoài ra, sinh viên chưa đầu tư thời gian và công sức thoả đáng. Nguyên nhân từ nhà trường, chưa chú trọng việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên như một hoạt động dài hơi. Nguyên nhân cũng nổi trội không kém về phía xã hội là công tác truyền thông về kỹ năng mềm còn khá rời rạc, chưa đầu tư bài bản, và chưa có các chương trình huấn luyện thường xuyên.

Theo anh, cần làm gì để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên một cách hiệu quả?

GS.TS. Huỳnh Văn Sơn: Tôi cho rằng đừng quá gây áp lực với sinh viên mà cần có cái nhìn hệ thống về quản lý chung. Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi, các giải pháp công nghệ như tổ chức các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm trực tuyến, hoặc mô hình tổ chức các trung tâm đào tạo chuyên biệt về kỹ năng này cũng đã được nghiên cứu xây dựng và phân tích chi tiết.

Việc dạy và học kỹ năng mềm chính khóa được ủng hộ nhiều nhất, rồi đến các chương trình hỗ trợ và việc xây dựng môi trường rèn luyện kỹ năng mềm mà trước hết là khuôn viên nhà trường và ký túc xá. Giáo viên đã được tiếp cận và thể hiện sự đồng tình cao với cách xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng mềm mới cho sinh viên, gồm căn bản và những kỹ năng mềm chuyên biệt gắn với yếu tố đặc thù nghề nghiệp. Việc xây dựng chương trình phải được tiến hành một cách bài bản, chặt chẽ và khoa học. Nguyên tắc nhúng kỹ năng mềm vào chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra và bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là yêu cầu rất quan trọng để có thể đảm bảo việc rèn luyện đạt hiệu quả cũng như hướng đến tính ứng dụng cao.

QUỲNH NHƯ
TIN LIÊN QUAN

Năm 2019 khoảng 3.1 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm

Minh Khang |

Thông tin được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết tại Hội nghị “Đánh giá kết quả hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp năm 2019, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2020” vừa được tổ chức ngày 23.12 tại TPHCM.

Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2020

Anh Nhàn |

Một số trường đại học (ĐH) tại TPHCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. 

Bạn trẻ khởi nghiệp: Đừng ngần ngại sáng tạo ra những điều mới mẻ

QUỲNH NHƯ |

“Cô gái vàng” của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang, nhà sáng lập Misfit, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam nhắn nhủ với bạn trẻ như trên tại “Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam - Vietnam Young Leaders Forum”, diễn ra ngày 13.12, tại TPHCM, do Hội doanh nhân trẻ TPHCM phối hợp cùng Starup Việt và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức.

Giải pháp đào tạo kĩ năng của người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường

ANH THƯ |

Nhiều chuyên gia đề xuất cần sớm xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu riêng về kỹ năng lao động quốc gia để giải quyết bài toán phàn nàn chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Năm 2019 khoảng 3.1 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm

Minh Khang |

Thông tin được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết tại Hội nghị “Đánh giá kết quả hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp năm 2019, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2020” vừa được tổ chức ngày 23.12 tại TPHCM.

Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2020

Anh Nhàn |

Một số trường đại học (ĐH) tại TPHCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. 

Bạn trẻ khởi nghiệp: Đừng ngần ngại sáng tạo ra những điều mới mẻ

QUỲNH NHƯ |

“Cô gái vàng” của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang, nhà sáng lập Misfit, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam nhắn nhủ với bạn trẻ như trên tại “Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam - Vietnam Young Leaders Forum”, diễn ra ngày 13.12, tại TPHCM, do Hội doanh nhân trẻ TPHCM phối hợp cùng Starup Việt và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức.

Giải pháp đào tạo kĩ năng của người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường

ANH THƯ |

Nhiều chuyên gia đề xuất cần sớm xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu riêng về kỹ năng lao động quốc gia để giải quyết bài toán phàn nàn chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.