Giáo sư-Tiến sĩ Geoff Cleghorn – Chuyên gia Nhi khoa ĐH Công gnhệ Qeensland (Australia) - cho biết, theo y văn thì EQ đã được đề cập đến cách đây từ khoảng 50 năm trước. Nhưng ngày nay, EQ càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người làm lãnh đạo, quản lí như CEO...
Ngày nay khi khoa học dinh dưỡng phát triển vượt bậc, thành phần MFGM có sẵn trong sữa mẹ được bào chế đưa vào sữa uống hàng ngày giúp bổ sung cho trẻ. Nhưng một vấn đề giáo sư Cleghorn lưu ý, MFGM sẽ không giúp ích gì cho trẻ đã bị tự kỉ mà cần bổ sung loại dinh dưỡng này đúng vào khoảng thời gian vàng là 1.000 ngày đầu đời của trẻ.
Cũng tại cuộc tọa đàm về thành phần dinh dưỡng giúp phát triển trí não, thạc sĩ-bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ – cho rằng: “Sữa mẹ không chỉ là dinh dưỡng mà còn là yếu tố sinh học. Ngày nay, cứ mỗi ngày khoa học sữa mẹ lại nghiên cứu tìm ra được những chất/thành phần dinh dưỡng mới và cố gắng đưa vào trong sữa công thức”.
Ở một góc nhìn khác, tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Phó chủ nhiệm bộ môn nhi ĐH Y dược TP.HCM – cho biết: “Ngày nay Đông phương và Tây phương đã gặp nhau ở chỗ EQ là sự kết hợp của các yếu tố gồm: Dinh dưỡng để phát triển não bộ + di truyền qua gen + mội trường. Tuy nhiên về mặt nền tảng thì trẻ trong những năm tháng đầu đời cần được dinh dưỡng đủ và đúng giúp não phát triển. Trên thực tế chỉ có khoảng 19% trẻ được uống sữa mẹ, còn lại phải bổ sung những dưỡng chất như MFGM qua sữa công thức để trí não trẻ được phát triển tốt.
Từ góc nhìn của một chuyên gia đầu ngành về nhi khoa, giáo sư Nguyễn Gia Khánh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam – thông tin: Những nghiên cứu thời gian qua cho thấy trong cơ thể trẻ có một trục gọi là “trục não ruột”. Vi khuẩn ruột có liên quan đến não rất nhiều. Chính vì thế, nguồn dinh dưỡng vào ruột sẽ tác động mật thiết đến não, và dinh dưỡng tốt thì góp phần phát triển trí não, dẫn đến truyền dẫn thần kinh tăng lên, giúp trẻ tương tác và đáp ứng môi trường xung quanh tốt hơn và đó cũng là một trong những yếu tố giúp hạn chế bệnh tự kỉ ở trẻ. Chính vì thế có thể nói, cả IQ và EQ đều quan trọng và nếu muốn trẻ phát triển toàn diện thì cần đạt cả 2 chỉ số này ở mức cao.