Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo qua việc mua hàng

Vinh Phú |

Gần đây, các nhóm lừa đảo với chiêu trò mua hàng được trả lại tiền liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương. Mặc dù không phải chiêu trò mới song hình thức lừa đảo này vẫn khiến hàng ngàn người sập bẫy, bởi những thủ đoạn, kịch bản vô cùng tinh vi. Bên cạnh đó, còn có thủ đoạn mua nông sản qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tiền.

Tuần này, chương trình Lời cảnh báo cập nhật những vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây như: Chiêu trò mua hàng trả lại tiền, thủ đoạn mua nông sản qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tiền.

Gần đây, các nhóm lừa đảo với chiêu trò mua hàng được trả lại tiền liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hàng trăm người lao động bị một nhóm người xấu dùng chiêu trò mua hàng xong trả lại tiền để lừa bán các mặt hàng gia dụng với giá rất cao so với thị trường.

Ban đầu, các đối tượng bán các mặt hàng có giá thấp như: bột giặt, bột canh dưới hình thức bán phiếu thu tiền. Khi người mua trả phiếu lấy hàng thì được trả lại tiền. Sau khi trả lại tiền đúng như cam kết lần đầu, các đối tượng tiếp tục bán các mặt hàng có giá trị như: nồi cơm điện, chảo chiên với giá rất cao so với giá trị thực tế.

Được hoàn tiền trước đó, nhiều người dân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn mua các mặt hàng được giới thiệu với niềm tin sẽ được hoàn tiền. Thế nhưng, các đối tượng sau khi nhận được tiền bán hàng với giá rất cao liền "cao chạy xa bay" mất tung tích.

Luật sư Bùi Trọng Hiển - Giám đốc Công ty luật Bùi Trọng Hiển cho biết: “Theo Bộ luật Hình sự, hành vi này nếu đủ yếu tố cấu thành của tội lừa đảo tùy theo tính chất, mức độ và giá trị tài sản chiếm đoạt, các đối tượng sẽ bị xử phạt với mức án phạt từ 6 đến 20 năm và có thể nhận án phạt tù chung thân đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Để tránh bị lừa đảo, trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, khách hàng cần kiểm tra chính xác giá cả, nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ. Đồng thời, nắm được tư cách pháp nhân của đối tượng kinh doanh. Hãy nói không với bất kỳ dịch vụ nào mua hàng để được hoàn lại tiền, bởi vì đây là chiêu trò của các đối tượng lừa đảo.

Mặt khác, gần đây cũng xuất hiện thủ đoạn giả mua nông sản qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tiền. Công an tỉnh Kon Tum phối hợp với Công an tỉnh Quảng Trị đã bắt giữ hai đối tượng về hành vi sử dụng mạng viễn thông internet giả vờ mua nông sản, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Chị L.S đang sống tại tỉnh Vĩnh Long cho biết, vì giá cam đang rớt giá nên chị đã đăng hình ảnh vườn cam lên mạng nhằm bán cam được giá hơn: “Tôi vừa đăng lên mạng thì lập tức có người vào đặt cọc mua hết, mà không cần xem hàng, mặc cho giá cao hơn thị trường gấp 2 - 3 lần. Tôi cả tin nên bán cho họ, tôi yêu cầu họ chuyển tiền cọc. Bên đó liền gửi cho tôi một đường link để nhận tiền cọc. Khi nhấn vào link thì tiền trong tài khoản của tôi lập tức mất hết”.

Thạc sĩ Trần Nguyệt Anh - Khoa Kinh tế - Quản trị, trường Đại học Gia Định chia sẻ: “Để mua bán giao dịch thành công, chúng ta cần có kiến thức, tìm hiểu kênh website đó có đủ uy tín và có giấy phép kinh doanh cụ thể hay không. Chúng ta nên tìm hiểu cụ thể, tránh việc quá tin các lời rao trên mạng, chuyển khoản, chuyển tiền trước”.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc giao thương buôn bán ngày càng thuận tiện. Tuy nhiên, đi cùng với sự thuận lợi đó luôn tìm ẩn nguy cơ bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, mỗi người dân cần thận trọng kiểm tra lại thông tin, đặc biệt là các đối tượng lần đầu giao dịch chưa biết rõ nhân thân.

Lời cảnh báo là chương trình cung cấp cho người dân nhiều kiến thức về những vấn đề như kinh tế, an ninh, trật tự xã hội…, được phát sóng vào lúc 19h50 thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác với thủ đoạn dùng thuốc hướng thần để thôi miên, cướp tài sản

Vinh Phú |

Tuần này, chương trình Lời cảnh báo tiếp tục cập nhật những vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây như: Cảnh giác thủ đoạn dùng thuốc hướng thần để thôi miên, cướp tài sản và giả mạo ngân hàng lừa quét mã QR.

Đề nghị xử lý việc mạo danh cơ quan BHXH để lừa người dân

Nam Dương |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa có công văn gửi Công an và Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đề nghị xử lý về việc mạo danh Tổng đài Chăm sóc khách hàng của các cơ quan BHXH.

Tránh sa đà vào thế giới ảo

Vinh Phú |

Cùng với việc phát triển của công nghệ, mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu, chia sẻ được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, không ít bạn trẻ lạc lối khi sa đà vào thế giới ảo và thất vọng khi đối mặt với cuộc sống thực tại.

Cẩn trọng khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch, tránh bị lừa đảo

Vinh Phú |

Gần đây, không ít người nhận được các cuộc gọi lạ, mời chào ký hợp đồng mua để sở hữu những kỳ nghỉ du lịch, nghỉ dưỡng trong năm. Khi rơi vào bẫy, bên cạnh khoản tiền phải thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng, khách hàng còn phải thanh toán chi phí hàng năm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để có thể sử dụng kỳ nghỉ dưỡng trên thực tế. Người tiêu dùng nên cảnh giác với các lời mời chào ký hợp đồng từ các cuộc gọi lạ, nhằm tránh bị lừa đảo.

Cảnh giác với thủ đoạn dùng thuốc hướng thần để thôi miên, cướp tài sản

Vinh Phú |

Tuần này, chương trình Lời cảnh báo tiếp tục cập nhật những vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây như: Cảnh giác thủ đoạn dùng thuốc hướng thần để thôi miên, cướp tài sản và giả mạo ngân hàng lừa quét mã QR.

Đề nghị xử lý việc mạo danh cơ quan BHXH để lừa người dân

Nam Dương |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa có công văn gửi Công an và Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đề nghị xử lý về việc mạo danh Tổng đài Chăm sóc khách hàng của các cơ quan BHXH.

Tránh sa đà vào thế giới ảo

Vinh Phú |

Cùng với việc phát triển của công nghệ, mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu, chia sẻ được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, không ít bạn trẻ lạc lối khi sa đà vào thế giới ảo và thất vọng khi đối mặt với cuộc sống thực tại.

Cẩn trọng khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch, tránh bị lừa đảo

Vinh Phú |

Gần đây, không ít người nhận được các cuộc gọi lạ, mời chào ký hợp đồng mua để sở hữu những kỳ nghỉ du lịch, nghỉ dưỡng trong năm. Khi rơi vào bẫy, bên cạnh khoản tiền phải thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng, khách hàng còn phải thanh toán chi phí hàng năm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để có thể sử dụng kỳ nghỉ dưỡng trên thực tế. Người tiêu dùng nên cảnh giác với các lời mời chào ký hợp đồng từ các cuộc gọi lạ, nhằm tránh bị lừa đảo.