Chống ngập bằng bơm có hiệu quả hay không?

Trường Sơn |

Cốt nền thấp, không thể lắp đặt hệ thống cống đường kính lớn đảm bảo đủ độ dốc cho nước tự chảy thì việc tăng cường nguồn động lực, cưỡng bức dòng nước trở thành một lựa chọn khả thi nhất để đáp ứng được yêu cầu chống ngập nhanh, gọn, giá rẻ cho TPHCM trong giai đoạn hiện nay.

10-15 năm tới chống ngập vẫn phải dựa vào bơm

Theo Kỹ sư Nguyễn Trọng Dần - Hội viên Hội Khoa học kỹ thuật Máy thủy khí Việt Nam - việc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu bản chất hiện tượng ngập úng, đã đề xuất giải pháp chống ngập úng cục bộ với từng khu vực cụ thể, trên cơ sở đánh giá diện tích lưu vực, mức độ ngập úng, hiện trạng hệ thống thoát nước và điều kiện tiêu úng, đưa ra giải pháp công nghệ sử dụng bơm đặc thù để chống ngập cho từng khu vực dân cư mà cụ thể tại khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh với diện tích lưu vực khoảng 75 ha, với lượng mưa lớn 100~120mm, trong điều kiện triều cường. Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đã trang bị bơm chống ngập với lưu lượng từ 27.000 ~ 96.000 m3/giờ.

Hệ thống bơm thông minh chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh đang phát huy tác dụng. Ảnh: Trường Sơn
Hệ thống bơm thông minh chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh đang phát huy tác dụng. Ảnh: Trường Sơn

Thực tế với thiết bị tiêu úng trên, vấn đề ngập úng tại đường Nguyễn Hữu Cảnh cơ bản đã được kiểm soát. Đường Nguyễn Hữu Cảnh đã hết ngập khi có mưa lớn đến 120mm, trong tình trạng có triều cường. Kết quả chống ngập trên đã được ghi nhận tại nhiều biên bản của các cơ quan có thẩm quyền và các phản ánh tích cực từ người dân sinh sống tại khu vực Nguyễn Hữu Cảnh.

Chuyên gia này cho rằng, phương án chống ngập bằng bơm là điều bình thường không mâu thuẫn với bất cứ nguyên tắc khoa học nào. Với các vùng trũng, bị sụt lún hay bị ảnh hưởng điều kiện mức triều cường, không còn cách nào khác ngoài dùng nguồn năng lượng bổ sung đó là bơm để đưa nước tới các vị trí thoát như sông rạch, hồ trũng hay các vị trí cho phép khác.

Phương án dùng bơm đã được ứng dụng từ lâu, đã là giải pháp cứu cánh bắt buộc của nhiều đô thị văn minh trên thế giới như thủ đô Amsterdam - Hà Lan. Tất nhiên, đối tượng ngập úng này đều đến từ nguyên nhân khu vực trũng thấp, sụt lùn và bị ảnh hưởng bởi triều cường, với điều kiện này không thể tạo ra độ dốc dòng chảy thoát úng tiêu chuẩn.

“Theo tôi biết thì Tập đoàn công nghiệp Quang Trung không tham vọng đưa ra giải pháp dùng bơm cùng lúc chống ngập cho toàn bộ TPHCM; cũng không đặt ra tham vọng giải quyết triệt để và vĩnh viễn vấn đề ngập úng trong dài hạn cho TPHCM mà chỉ đặt ra mục tiêu sử dụng thiết bị bơm chống ngập cục bộ cho từng khu vực dân cư hay đường phố cụ thể.  Đây là giải pháp tình huống cho giai đoạn trước mắt từ 10 đến 15 năm tới. Tôi ủng hộ phương án tình huống này!

Theo kỹ sư Dần, để giải quyết chống ngập cho TPHCM một cách hiệu quả cần thực hiện nhiều giải pháp đan xen bổ khuyết lẫn nhau cũng như sự chung sức của nhiều ban ngành, sự nhiệt tâm của nhiều nhà chuyên môn và doanh nghiệp trong lĩnh vực thoát nước đô thị.

Nhà đầu tư nói gì?

Theo ông Nguyễn Tăng Cường – Chủ tịch – TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung – chủ đầu tư – thì qua hơn 15 tháng hoạt động, dự án chống ngập bằng bơm thông minh cho đường Nguyễn Hữu Cảnh đã mang lại hiệu quả tích cực. Trong hàng chục trận mưa lớn nhỏ tính từ cuối năm 2017 đến nay, hệ thống bơm thông minh đã giải quyết hiệu quả, giảm tối đa thời gian đường bị ngập.

Dù là dự án chống ngập duy nhất theo hình thức xã hội hóa theo chủ trương của TPHCM đang hoạt động có hiệu quả nhưng để đạt được những thành công bước đầu này cũng là một nỗ lực không biết mệt mỏi của chủ đầu tư. Ngoài việc đầu tư hơn 120 tỉ đồng cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành… chủ đầu tư của dự án này còn phải tuân thủ rất nhiều các bước, trình tự thủ tục, nhất là việc thống nhất đơn giá thuê để có căn cứ thanh toán hàng năm theo hợp đồng với thành phố.

Theo chia sẻ của người đứng đầu Cty Quang Trung, hiện nay TPHCM đang dành một nguồn lực rất lớn vào công tác chống ngập nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn và không có ai phải chịu trách nhiệm khi nguồn lực đổ vào rất lớn nhưng hiệu quả thì không tương xứng với những khoản đầu tư. Theo ông Cường, qua quá trình nghiên cứu, ông nhận thấy vấn đề cốt nền thấp là nguyên nhân chính gây ngập nhưng chưa được đề cập, tính toán đúng mức.

Kể từ khi có trạm bơm chống ngập, đường Nguyễn Hữu Cảnh đã thoát khỏi cảnh ngập nặng, kéo dài sau mỗi trận mưa. Ảnh: Trường Sơn
Kể từ khi có trạm bơm chống ngập, đường Nguyễn Hữu Cảnh đã thoát khỏi cảnh ngập nặng, kéo dài sau mỗi trận mưa. Ảnh: Trường Sơn

Dẫn kết quả khảo sát, ông Cường cũng như nhiều chuyên gia đều cho rằng hiện nay một phần lớn diện tích của TPHCM đang nằm dưới chuẩn cốt nền chung 2,05m và TPHCM hiện đang bị lún mỗi năm khoảng 5cm, chưa kể triều cường ngày càng cao do biến đổi khí hậu. Cá biệt, một số điểm chỉ có cốt nền 0.8-1m trong khi triều cường lúc cao nhất là 1,68m. Những nơi như thế này thì không thể đặt được cống theo đúng tiêu chuẩn có độ dốc từ 0,1-0,3% của Bộ Xây dựng được. Nếu cố gắng đặt cống thì nước từ ngoài sông sẽ chạy ngược vào, gặp mưa lớn và triều cường dân cao thì ngập sẽ càng trầm trọng.

Trước nay, TPHCM giải quyết ngập chủ yếu bằng cách nâng đường, thay cống. Dù một số tuyến đường thoát ngập nhưng hàng nghìn ngôi nhà bị biến thành hầm. Gặp mưa, triều cường, nước không có lối thoát, tồn đọng khiến người dân thêm bức xúc. Đơn cử như đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), dù TP đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để nâng đường này lên nhưng cuối cùng phải chấp nhận hạ cao độ xuống vì ảnh hưởng quá lớn đến người dân, các công ty, cơ quan nhà nước dọc đường. Để “vá lỗi”, Sở GT-VT đang xây dựng một trạm bơm công suất lớn nằm cạnh rạch Bà Tiếng để chống ngập cho khu vực này.

Ví dụ từ thực tế như vậy để thấy rằng trong tình trạng hiện nay, giải pháp chống ngập bằng bơm là giải pháp khả thi nhất để giúp người dân thoát ngập nhanh, hạn chế hậu quả của tình trạng ngập úng đến tài sản, sinh kế.

Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương: Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 30.11, một nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20.000m3/ngày đêm tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đưa  vào vận hành trước 3 tháng so với kế hoạch.

TPHCM tạm ứng kinh phí thuê máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh

MINH QUÂN |

UBND TPHCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan về bố trí vốn thuê dịch vụ chống ngập bằng hệ thống bơm cho lưu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ ở Sài Gòn bao giờ thi công trở lại?

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ dừng thi công quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây mất an toàn đường thủy và gây xói lở khu vực xung quanh.

TPHCM: Dân khốn đốn vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tiếp tục “trễ hẹn”

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM đã ngưng thi công từ tháng 4.2018 vì nhà đầu tư không được tái cấp vốn. Vướng mắc liên quan đến việc thay đổi xuất xứ, tiêu chuẩn thép, và rất có thể dự án sẽ không kịp về đích theo dự kiến là 30.6.2019.

Bình Dương: Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 30.11, một nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20.000m3/ngày đêm tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đưa  vào vận hành trước 3 tháng so với kế hoạch.

TPHCM tạm ứng kinh phí thuê máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh

MINH QUÂN |

UBND TPHCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan về bố trí vốn thuê dịch vụ chống ngập bằng hệ thống bơm cho lưu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ ở Sài Gòn bao giờ thi công trở lại?

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ dừng thi công quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây mất an toàn đường thủy và gây xói lở khu vực xung quanh.

TPHCM: Dân khốn đốn vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tiếp tục “trễ hẹn”

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM đã ngưng thi công từ tháng 4.2018 vì nhà đầu tư không được tái cấp vốn. Vướng mắc liên quan đến việc thay đổi xuất xứ, tiêu chuẩn thép, và rất có thể dự án sẽ không kịp về đích theo dự kiến là 30.6.2019.