Đến thăm nhà "người khổng lồ" trên đất Tây Đô

Trường Sơn |

Với chiều cao trên 2m, nặng gần 100kg, ông Nguyễn Văn Y (62 tuổi, ngụ ấp Trường Trung A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) được mệnh danh là “người khổng lồ” của miền Tây. 

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Hồng Phượng (52 tuổi, gọi ông Y là anh Hai), trước đây, bố mẹ bà nhận xin ông Y từ TP. Cần Thơ về nuôi. Lúc đó, ông mới chỉ 3 ngày tuổi.

“Ngày đó, ba mẹ tôi chưa sinh được ai nên nghe có một người dì ở Cần Thơ nói là có xin được một cháu bé mới 3 ngày tuổi nên nhận về nuôi. Sau một thời gian, anh Y lớn nhanh như thổi thì cả mới hay ảnh là người nước ngoài chứ không phải là người Việt” – bà Phượng kể.
“Ngày đó, ba mẹ tôi chưa sinh được ai nên nghe một người dì ở Cần Thơ nói có xin được một cháu bé mới 3 ngày tuổi nên nhận về nuôi. Sau một thời gian, anh Y lớn nhanh như thổi  và giống người nước ngoài ” – bà Phượng kể. Ảnh: Trường Sơn
Như một điềm lành, từ ngày nhận ông Y về làm con nuôi, cha mẹ bà Phương sinh được 6 người con. Anh em trong nhà lớn lên đều gọi anh Y là anh Hai. Ông Y cao lớn, có sức khỏe hơn người nên là chỗ dựa cho cả gia đình.
Như một điềm lành, từ ngày nhận ông Y về làm con nuôi, cha mẹ bà Phượng sinh được 6 người con. Anh em trong nhà lớn lên đều gọi anh Y là anh Hai. Ông Y cao lớn, có sức khỏe hơn người nên là chỗ dựa cho cả gia đình. Ảnh: Trường Sơn
Theo chia sẻ của bà Phượng thì lúc gia đình chưa xảy ra những biến cố, ông Y được ba mẹ tạo điều kiện tối đa để ăn học. Tuy nhiên, dù rất chăm đi học nhưng ông Y hầu như không nhớ gì. Thời gian sau, gia cảnh khó khăn nên ông Y đi làm mướn, ai thuê gì làm nấy, có bao nhiêu tiền mang về cho ba mẹ.
Theo chia sẻ của bà Phượng thì lúc gia đình chưa xảy ra những biến cố, ông Y được ba mẹ tạo điều kiện tối đa để ăn học. Tuy nhiên, dù rất chăm đi học nhưng ông Y hầu như không nhớ gì. Thời gian sau, gia cảnh khó khăn nên ông Y đi làm mướn, ai thuê gì làm nấy, có bao nhiêu tiền mang về cho ba mẹ. Ảnh: Trường Sơn
Do có thân hình ngoại cỡ nên ông Y ăn rất nhiều. Theo trí nhớ của bà Phượng thì có một lần ông Y ăn hết 25 chén chè xôi nước (mỗi chén 2 viên to). Lúc khoảng 25-40 tuổi, ông có thể ăn một mạch hết 4 lon gạo hoặc 5 gói mì tôm.
Do có thân hình ngoại cỡ nên ông Y ăn rất nhiều. Theo trí nhớ của bà Phượng thì có một lần ông Y ăn hết 25 chén chè xôi nước (mỗi chén 2 viên to). Lúc khoảng 25-40 tuổi, ông có thể ăn một mạch hết 4 lon gạo hoặc 5 gói mì tôm.
Dù cao lớn, sức mạnh bằng 2-3 người thường nhưng ông rất hiền lành, ai cũng thương. Cách đây mấy năm, ông bị bệnh trĩ, một mắt bị mất thị lực nên mất khả năng lao động, sức khỏe sa sút. Cách đây mấy năm, thấy hoàn cảnh ông đáng thương, một người nước ngoài giúp cho số tiền để ông có được mái nhà đơn sơ để có chỗ chui ra chui vào. Thương anh, mấy em bàn cách dẫn ông đi chữa bệnh nhưng ai cũng nghèo. Cách đây mấy hôm ông được cán bộ địa phương dẫn ra bệnh xá khám bệnh, sắp xếp đến cuối năm đi mổ mắt. Ảnh: Trường Sơn
Dù cao lớn, sức mạnh bằng 2-3 người thường nhưng ông rất hiền lành, ai cũng thương. Cách đây mấy năm, ông bị bệnh và một mắt bị mất thị lực nên mất khả năng lao động, sức khỏe sa sút. Thấy hoàn cảnh ông đáng thương, một người nước ngoài giúp cho số tiền để ông có được mái nhà đơn sơ, có chỗ chui ra chui vào. Thương anh, mấy em bàn cách dẫn ông đi chữa bệnh nhưng ai cũng nghèo. Hôm trước, ông được cán bộ địa phương dẫn ra bệnh xá khám bệnh, sắp xếp đến cuối năm đi mổ mắt. Ảnh: Trường Sơn
Cao hơn 2m, nặng hơn 100kg nên chả có quần áo nào ông mặc vừa, gia đình phải mua vải rồi dẫn ông ra tiệm để thợ may riêng. Bàn chân ông dài hơn 30cm nên cũng chẳng có giày dép nào mang vừa. Thương ông suốt ngày đi chân đất dẫm mảnh chai chảy máu, mấy người em dẫn ông đến thợ giày để đóng đôi dép nhưng mang vài bữa lại hỏng. Ảnh: Trường Sơn
Cao hơn 2m, nặng hơn 100kg nên chả có quần áo nào ông mặc vừa, gia đình phải mua vải rồi dẫn ông ra tiệm để thợ may riêng. Bàn chân ông dài hơn 30cm nên cũng chẳng có giày dép nào mang vừa. Thương anh suốt ngày đi chân đất dẫm mảnh chai chảy máu, mấy người em dẫn ông đến thợ giày để đóng đôi dép nhưng mang vài bữa lại hỏng. Ảnh: Trường Sơn
Cao hơn 2m, nặng hơn 100kg nên chả có quần áo nào ông mặc vừa, gia đình phải mua vải rồi dẫn ông ra tiệm để thợ may riêng. Bàn chân ông dài hơn 30cm nên cũng chẳng có giày dép nào mang vừa. Thương ông suốt ngày đi chân đất dẫm mảnh chai chảy máu, mấy người em dẫn ông đến thợ giày để đóng đôi dép nhưng mang vài bữa lại hỏng.
Đôi bàn chân dài hơn 30cm nên sau khi mấy đôi dép được làm riêng bị hỏng thì ông Y lại đi chân đất. Người dân nơi đây cho hay, cách đây chục năm nhiều người khi ra đồng, thấy dấu chân khổng lồ của ông ai cũng sợ. Đôi dép này được một người nước ngoài cho, ông hiếm khi mang vì đi chân đất đã quen. Ảnh: Trường Sơn
Theo ghi nhận của PV, hiện chiều cao của ông Y là 2m01. Trước đây có người từng đo chiều cao của ông Y là 2m15 nhưng lúc đó sức khỏe của ông còn tốt. Ảnh: Trường Sơn
Theo ghi nhận của PV, hiện chiều cao của ông Y là 2m01. Trước đây có người từng đo chiều cao của ông Y là 2m15 nhưng lúc đó sức khỏe của ông còn tốt. Ảnh: Trường Sơn
Tuổi cao, sức yếu nhưng ông Y có một đam mê duy nhất là nghe cải lương qua radio. Thường ngày ông lang thang quanh xóm, lên chùa nghe kinh Phật. Ảnh: Trường Sơn
Tuổi cao, sức yếu nhưng ông Y có một đam mê duy nhất là nghe cải lương qua radio. Thường ngày ông lang thang quanh xóm, lên chùa nghe kinh Phật. Ảnh: Trường Sơn
Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

“Gia sư áo xanh” của con công nhân

MAI PHƯƠNG |

Gần 1 tháng nay, Khu lưu trú Công nhân 24 (Quận Tân Phú, TPHCM) trở nên nhộn nhịp hơn bởi tiếng trẻ con í ới rủ nhau đi học thêm; tiếng trò chuyện, vui đùa giữa sinh viên tình nguyện và con công nhân (CN) trong lớp học “Gia sư áo xanh” hoàn toàn miễn phí ngay tại Khu lưu trú. Lớp học đã phần nào giúp công nhân đang lưu trú, làm việc ở khu vực này an tâm hơn khi con cái được các bạn sinh viên hướng dẫn tận tình.

Mô hình khởi nghiệp đầy nhân văn của ông chủ trẻ trên đất Tây Đô

Trường Sơn |

Bằng quan điểm khởi nghiệp nhân văn, cộng với tinh thần học hỏi không ngừng, Trần Lê Anh Vũ (SN 1993, ngụ quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã làm chủ một hệ thống của hàng ẩm thực, cà phê trị giá hàng tỉ đồng dù chưa có một ngày được ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Phía sau người công nhân là con cái, cha mẹ, anh em

LÊ AN NHIÊN |

Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động nhưng thực tế vẫn còn chưa đáp ứng được. Phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2018 đang gây nhiều tranh cãi cũng như thất vọng trong người lao động khi đại diện cho phía doanh nghiệp là VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.

“Gia sư áo xanh” của con công nhân

MAI PHƯƠNG |

Gần 1 tháng nay, Khu lưu trú Công nhân 24 (Quận Tân Phú, TPHCM) trở nên nhộn nhịp hơn bởi tiếng trẻ con í ới rủ nhau đi học thêm; tiếng trò chuyện, vui đùa giữa sinh viên tình nguyện và con công nhân (CN) trong lớp học “Gia sư áo xanh” hoàn toàn miễn phí ngay tại Khu lưu trú. Lớp học đã phần nào giúp công nhân đang lưu trú, làm việc ở khu vực này an tâm hơn khi con cái được các bạn sinh viên hướng dẫn tận tình.

Mô hình khởi nghiệp đầy nhân văn của ông chủ trẻ trên đất Tây Đô

Trường Sơn |

Bằng quan điểm khởi nghiệp nhân văn, cộng với tinh thần học hỏi không ngừng, Trần Lê Anh Vũ (SN 1993, ngụ quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã làm chủ một hệ thống của hàng ẩm thực, cà phê trị giá hàng tỉ đồng dù chưa có một ngày được ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Phía sau người công nhân là con cái, cha mẹ, anh em

LÊ AN NHIÊN |

Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động nhưng thực tế vẫn còn chưa đáp ứng được. Phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2018 đang gây nhiều tranh cãi cũng như thất vọng trong người lao động khi đại diện cho phía doanh nghiệp là VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.