Học sinh, sinh viên tham gia BHYT để đảm bảo quyền lợi cho chính mình

KHÁNH NINH |

Học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT không chỉ góp phần san sẻ chi phí khám chữa bệnh cho người không may mà là cách bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Đặc biệt BHYT giúp nhiều HSSV và gia đình vượt qua cảnh ngặt nghèo khi các em bệnh nặng, cần điều trị dài ngày.

“Khi đóng tiền nhập học cho con, thấy khoản BHYT HSSV tôi rất khó chịu những vẫn phải phải đóng. Rồi khi con tôi bị ốm, tôi mới hiểu khoản tiền đóng BHYT đầu năm học không hề lãng phí”, chị Nguyễn Thị Mỹ (quê Phú Yên), có con theo học tại một trường Đại học ở TPHCM, chia sẻ. Theo chị Mỹ, năm học 2018-2019, con chị là sinh viên năm thứ nhất, sống xa nhà, xa gia đình, xa vòng tay của cha mẹ, cháu ăn uống thất thường, tâm lý bất ổn nên bị viêm dạ dày cấp, cùng lúc lại bị viêm ruột thừa.

“Nghe tin cháu ốm, tôi từ quê vào nuôi con, gia đình làm nông, khó khăn đủ bề, mượn được ít tiền mang đi, tôi muốn khóc. Thế nhưng khi nghe bác sĩ thông báo, BHYT thanh toán gần như tất cả, tôi được ông trời thương, đã nghèo khổ, may may được BHYT chi trả cho cháu nên nhẹ cả người. Sang năm học 2019-2020, tất cả các khoản chi phí, tôi nhất quyết phải ưu tiên đóng BHYT cho con. Tất nhiên khi tham gia BHYT không ai mong nhận lại, nhưng đó như là một sự bảo đảm cho chính mình”, chị Mỹ bộc bạch.

Phát huy tính ưu việt của loại hình an sinh xã hội này với đối tượng HSSV, năm học 2019-2020, BHXH TPHCM đã chỉ đạo BHXH các quận, huyện phối hợp với Phòng GD&ĐT, các trường và chính quyền, đoàn thể địa phương phương đã chủ động vào cuộc sớm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo các em HSSV được tham gia chính sách BHYT đầy đủ 100%.

Ông Đỗ Thuyên - Trưởng Phòng Tuyên truyền BHXH TP.HCM, cho biết hiện tất cả phòng nghiệp vụ của BHXH TP.HCM, BHXH các quận, huyện đang phối hợp nhà trường thống nhất thành lập bộ phận thu ngay từ đầu năm học. Đưa khoản thu BHYT HSSV vào mục thu bắt buộc và thông báo cụ thể mức đóng theo từng thời gian tham gia - việc làm này giúp nhà trường chủ động trong tổ chức công thu. Hướng dẫn nhà trường lập danh sách các em tham gia theo nhóm đối tượng khác để trích quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu và tính vào tỉ lệ tham gia của nhà trường.

Tính đến hết ngày 31.7, toàn TP có 1.675.393 đối tượng tham gia BHYT là HSSV trên tổng số 1.748.427 HSSV, đạt tỉ lệ 95,82%. Trong đó có nhiều quận, huyện đã đạt tỉ lệ gần 100% như huyện Hóc Môn 98,1%, quận Thủ Đức 99,45%; các quận còn lại đạt trên 95%.

Nhiều trường có tỉ lệ tham gia cao, bền vững qua các năm như ĐH Sài Gòn; ĐH Mở TPHCM; ĐH Tôn Đức Thắng; CĐ Công Thương TPHCM; Trường Tiểu học (TH) Đinh Tiên Hoàng (quận 1); THCS Lương Đình Của (quận 2); TH Lương Thế Vinh (quận 7); TH Phú Lâm (quận 6); THCS Hồng Bàng (quận 5)…

KHÁNH NINH
TIN LIÊN QUAN

Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi bị cho nghỉ việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email akquynhxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, hỏi: Tôi làm việc cho một khách sạn được một tháng. Do không đáp ứng được yêu cầu công việc và bị công ty cho nghỉ việc, nhưng đã hơn một tháng rồi mà công ty vẫn chưa trả lương cho tôi. Tôi phải làm như thế nào? Trước khi làm việc tôi có được ký hợp đồng đào tạo trị giá 5 triệu đồng. Nếu công ty cho nghỉ việc tôi có phải trả lại tiền đào tạo không?

Thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc là vi phạm pháp luật

LAM SƠN |

Lợi dụng người lao động (NLĐ) hiểu biết pháp luật hạn chế… một số chủ doanh nghiệp (DN) không đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ, “núp” dưới hình thức trả thẳng vào lương. Ngoài ra, không ít NLĐ đồng thuận hoặc thỏa thuận không tham gia BHXH, chấp thuận để chủ DN ký các hợp đồng ngắn hạn, dịch vụ… mà không biết rằng chính mình đang vi phạm pháp luật.

Công cụ đắc lực để xử lý doanh nghiệp nợ BHXH

LAM SƠN |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa có công văn gửi công an TP danh sách hơn 20 doanh nghiệp (DN) nợ BHXH đề nghị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Sáng tạo xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền BHXH tự nguyện

KHÁNH NINH |

Thời gian qua, cơ quan BHXH TPHCM và các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với các cấp ngành tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện hiệu quả. Qua đó, xây dựng được lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt, góp phần đưa chính sách tới người dân.

Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi bị cho nghỉ việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email akquynhxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, hỏi: Tôi làm việc cho một khách sạn được một tháng. Do không đáp ứng được yêu cầu công việc và bị công ty cho nghỉ việc, nhưng đã hơn một tháng rồi mà công ty vẫn chưa trả lương cho tôi. Tôi phải làm như thế nào? Trước khi làm việc tôi có được ký hợp đồng đào tạo trị giá 5 triệu đồng. Nếu công ty cho nghỉ việc tôi có phải trả lại tiền đào tạo không?

Thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc là vi phạm pháp luật

LAM SƠN |

Lợi dụng người lao động (NLĐ) hiểu biết pháp luật hạn chế… một số chủ doanh nghiệp (DN) không đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ, “núp” dưới hình thức trả thẳng vào lương. Ngoài ra, không ít NLĐ đồng thuận hoặc thỏa thuận không tham gia BHXH, chấp thuận để chủ DN ký các hợp đồng ngắn hạn, dịch vụ… mà không biết rằng chính mình đang vi phạm pháp luật.

Công cụ đắc lực để xử lý doanh nghiệp nợ BHXH

LAM SƠN |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa có công văn gửi công an TP danh sách hơn 20 doanh nghiệp (DN) nợ BHXH đề nghị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Sáng tạo xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền BHXH tự nguyện

KHÁNH NINH |

Thời gian qua, cơ quan BHXH TPHCM và các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với các cấp ngành tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện hiệu quả. Qua đó, xây dựng được lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt, góp phần đưa chính sách tới người dân.