Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi bị cho nghỉ việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email akquynhxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, hỏi: Tôi làm việc cho một khách sạn được một tháng. Do không đáp ứng được yêu cầu công việc và bị công ty cho nghỉ việc, nhưng đã hơn một tháng rồi mà công ty vẫn chưa trả lương cho tôi. Tôi phải làm như thế nào? Trước khi làm việc tôi có được ký hợp đồng đào tạo trị giá 5 triệu đồng. Nếu công ty cho nghỉ việc tôi có phải trả lại tiền đào tạo không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Nguyên tắc là những ngày bạn đã làm việc thì phải được trả lương đầy đủ. Việc khách sạn không trả lương cho bạn là sai.

Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi khách sạn đóng trụ sở, yêu cầu hòa giải về việc không được trả lương.

Nếu không được hòa giải hay hòa giải không thành thì bạn có quyền khởi kiện khách sạn ra tòa án nơi công ty đóng trụ sở.

Điều 43 Bộ luật Lao Động 2012 quy định: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, bạn chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật. Nếu bạn không chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Tư vấn pháp luật Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ ba, thứ sáu hàng tuần.    

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc là vi phạm pháp luật

LAM SƠN |

Lợi dụng người lao động (NLĐ) hiểu biết pháp luật hạn chế… một số chủ doanh nghiệp (DN) không đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ, “núp” dưới hình thức trả thẳng vào lương. Ngoài ra, không ít NLĐ đồng thuận hoặc thỏa thuận không tham gia BHXH, chấp thuận để chủ DN ký các hợp đồng ngắn hạn, dịch vụ… mà không biết rằng chính mình đang vi phạm pháp luật.

Bị công ty sa thải, có thể kiện được ở tòa án nơi mình cư trú?

Nam Dương |

Bạn đọc có email letungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang kiện công ty tôi vì sa thải người lao động không lý do Công ty có trụ sở tại Quận Thủ Đức, TPHCM, còn tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Quận 2, TPHCM, vậy tôi có thể kiện ở Tòa án nhân dân Quận 2 được không? Tôi đã nhờ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội  hòa giải nhưng công ty luôn vắng mặt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chuyển hồ sơ để kiện. Tôi có đến Toà án nhân dân Quận 2 để kiện nhưng tòa án yêu cầu tôi phải về Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức khởi kiện. Tòa án làm thế đúng không?

Không có nhà riêng có được tách hộ khẩu?

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvantruongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Muốn tách khẩu cần có những thủ tục gì và có phải có nhà riêng mới tách được khẩu hay không?

Thiệt hại lâu dài khi cầm cố, mua bán sổ BHXH

KHÁNH NINH |

Từ cuối năm 2016, cơ quan BHXH bắt đầu thủ tục bàn giao sổ BHXH cho người lao động (NLĐ) quản lý, nhiều NLĐ khi giữ sổ thì lại mang đi cầm cố hoặc xem như hàng hóa để mua bán. 

Thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc là vi phạm pháp luật

LAM SƠN |

Lợi dụng người lao động (NLĐ) hiểu biết pháp luật hạn chế… một số chủ doanh nghiệp (DN) không đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ, “núp” dưới hình thức trả thẳng vào lương. Ngoài ra, không ít NLĐ đồng thuận hoặc thỏa thuận không tham gia BHXH, chấp thuận để chủ DN ký các hợp đồng ngắn hạn, dịch vụ… mà không biết rằng chính mình đang vi phạm pháp luật.

Bị công ty sa thải, có thể kiện được ở tòa án nơi mình cư trú?

Nam Dương |

Bạn đọc có email letungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang kiện công ty tôi vì sa thải người lao động không lý do Công ty có trụ sở tại Quận Thủ Đức, TPHCM, còn tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Quận 2, TPHCM, vậy tôi có thể kiện ở Tòa án nhân dân Quận 2 được không? Tôi đã nhờ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội  hòa giải nhưng công ty luôn vắng mặt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chuyển hồ sơ để kiện. Tôi có đến Toà án nhân dân Quận 2 để kiện nhưng tòa án yêu cầu tôi phải về Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức khởi kiện. Tòa án làm thế đúng không?

Không có nhà riêng có được tách hộ khẩu?

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvantruongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Muốn tách khẩu cần có những thủ tục gì và có phải có nhà riêng mới tách được khẩu hay không?

Thiệt hại lâu dài khi cầm cố, mua bán sổ BHXH

KHÁNH NINH |

Từ cuối năm 2016, cơ quan BHXH bắt đầu thủ tục bàn giao sổ BHXH cho người lao động (NLĐ) quản lý, nhiều NLĐ khi giữ sổ thì lại mang đi cầm cố hoặc xem như hàng hóa để mua bán.