Lặng lẽ nghề sửa giày nơi góc phố Sài Gòn

HỮU HUY |

Ít ai ngờ được những tiệm sửa giày lề đường bình dân ấy lại là nơi sửa chữa, tân trang giày dép đắt tiền của những người nổi tiếng.

Nếu có dịp đi qua đường Lê Thánh Tôn – đoạn gần chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM), ắt hẳn ai cũng bắt gặp hình ảnh những chàng trai cặm cụi xỏ chỉ khâu cho những đôi giày đã sờn màu, bạc thết. Đó có thể là những cậu trai mới học việc đến những người thợ lành nghề. Nhưng điểm chung nhất nhận thấy ở họ là sự yêu nghề, tận tụy khâu từng đường kim mũi chỉ để tân trang những đôi giày đứt quai, mòn đế.

Nghề sửa giày có mặt ở Sài Gòn đã có từ rất lâu. Theo những người có thâm niên trong nghề kể lại thì đã xuất hiện từ thế kỷ trước và “con đường sửa giày” Lê Thánh Tôn hoạt động từ khoảng hơn 40 năm trở lại đây.

Một tiệm sửa giày trên đường Lê Thánh Tôn. Ảnh: HỮU HUY
Một tiệm sửa giày trên đường Lê Thánh Tôn. Ảnh: HỮU HUY

Anh Nguyễn Hữu Văn (SN 1973) – người có hơn 10 năm trong nghề sửa giày cho biết, vì công việc đòi hỏi sức mạnh và sự dẻo dai của đôi tay nên những người theo nghề này đa số là đàn ông.

“Để sửa một đôi giày đã mất đế, tụt quai phải qua từng công đoạn nên mất khá nhiều công sức và thời gian. Phải tận mắt quan sát công việc họ làm, mới thấy hết sự kỳ công của một người thợ”, anh Văn chia sẻ.

Công việc đòi hỏi lực tay mạnh nên đa số thợ sửa giày là nam. Ảnh: HỮU HUY
Công việc đòi hỏi lực tay mạnh nên đa số thợ sửa giày là nam. Ảnh: HỮU HUY

Tùy theo độ khó của thao tác và chất lượng loại mút phải thay cho đôi giày mà người thợ lấy tiền công với những giá khác nhau. Anh Quy (SN 1991, quê Bình Định) kể: “Tôi làm nghề này đã ba năm rồi nhưng chỉ lấy công làm lời. Sửa bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, không bao giờ nói thách khách hàng nên tôi được lòng họ lắm. Có nhiều khách nước ngoài đến sửa một lần, thấy tôi làm chất lượng quá nên giới thiệu cho những người bạn đến đây luôn”.

Ngày qua ngày, những người thợ trẻ ở đây vẫn tiếp tục sửa chữa, tân trang cho những đôi giày tưởng như không sử dụng được. Họ lại lấy giá cả phải chăng nên khách hàng tìm đến họ ngày một nhiều.

Chiếc búa và đồ kê giày luôn đồng hành cùng những người thợ. Những trợ thủ đắc lực này giúp người thợ dễ dàng phục chế những đôi giày khó sửa. Ảnh: HỮU HUY
Chiếc búa và đồ kê giày luôn đồng hành cùng những người thợ. Những trợ thủ đắc lực này giúp người thợ dễ dàng phục chế những đôi giày khó sửa. Ảnh: HỮU HUY

Uy tín, chất lượng và tay nghề sửa giày tạo nên thương hiệu riêng cho mỗi tiệm sửa giày. Anh Nguyễn Hữu Văn cho biết, nhiều năm qua, những người hoạt động trong giới nghệ sĩ vẫn tìm đến tiệm của anh sửa những đôi giày giá trị. Có tiền, anh nhận thêm người học việc và cưu mang thêm một số hoàn cảnh cơ nhỡ. Đến nay, trong những học viên của anh Văn, đã có người ra thợ và làm việc lành nghề.

“Tôi làm ở đây hơn 3 năm rồi. Ban đầu từ Bình Định vào theo ông anh đi đánh giày nhưng nghề đó khổ lại bấp bênh quá. Rồi tôi biết được và tới xin học nghề của một tiệm sửa giày cũng trên đường này luôn. Ban đầu tôi làm công ở đó, nhưng khi thấy tay nghề cứng cáp rồi nên tôi xin ra làm riêng. Mới đầu ít khách lắm nhưng cố gắng làm nên khách họ giới thiệu cho. Có mấy ca sĩ, diễn viên cũng hay tới đây nhờ tôi sửa giày lắm”, anh Bảo (29 tuổi, quê Bình Định) chia sẻ.
“Tôi làm ở đây hơn 3 năm rồi. Ban đầu từ Bình Định vào theo ông anh đi đánh giày nhưng nghề đó khổ lại bấp bênh quá. Rồi tôi biết được và tới xin học nghề của một tiệm sửa giày cũng trên đường này luôn. Ban đầu tôi làm công ở đó, nhưng khi thấy tay nghề cứng cáp rồi nên tôi xin ra làm riêng. Mới đầu ít khách lắm nhưng cố gắng làm nên khách họ giới thiệu cho. Có mấy ca sĩ, diễn viên cũng hay tới đây nhờ tôi sửa giày lắm”, anh Lâm Huy Bảo (29 tuổi, quê Bình Định) chia sẻ.
Những người thợ trẻ chăm chỉ tháo, ráp, đóng đế cho từng chiếc giày để khách kịp lấy vào buổi chiều. Ảnh: HỮU HUY
Những người thợ trẻ chăm chỉ tháo, ráp, đóng đế cho từng chiếc giày để khách kịp lấy vào buổi chiều. Ảnh: HỮU HUY
Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ảnh: HỮU HUY
Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ảnh: HỮU HUY
Qua đôi bàn tay của những người thợ tài hoa, những đôi giày tưởng chừng không sử dụng được sẽ trở nên tinh tươm giống y như mới. Ảnh: HỮU HUY
Qua đôi bàn tay của những người thợ tài hoa, những đôi giày tưởng chừng không sử dụng được sẽ trở nên tinh tươm giống y như mới. Ảnh: HỮU HUY
HỮU HUY
TIN LIÊN QUAN

Chuyện làng nghề nón lá Đan Du có tuổi đời gần 1 thế kỷ ở Hà Tĩnh

Bảo Yến |

Làng Đan Du (nay thuộc xã Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 60km về phía Nam, từ lâu được biết đến với những câu hò ví dặm. Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng với nghề làm nón lá có tuổi đời gần 1 thế kỷ.

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 8.2020

ANH THƯ |

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội) vừa gửi thông báo tới các đoàn có thí sinh dự thi kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 (năm 2020) sẽ được tổ chức từ ngày 7 – 15.8.

Gặp sinh viên trồng dược liệu quý bằng công nghệ 4.0

Minh Khang |

Ý tưởng dùng công nghệ 4.0 để tạo ra cây Sâm Ngọc Linh thương phẩm, có giá trị dinh dưỡng ổn định về chất lượng, trọng lượng, hàm lượng chất mà không phụ thuộc vào mùa vụ hay các yếu tố tác động liên qua tới nhiệt độ độ ẩm, hay địa lý để trồng cây của hai sinh viên đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Người đàn ông gần 40 năm hành nghề "quai búa" giữa lòng Sài Gòn

Chân Phúc |

Từng là công việc mang lại thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho bao thế hệ người Việt nhưng nay nghề rèn đang trở nên mai một dần, khiến những người như ông Lê Văn Châu (69 tuổi, phường 4, quận 10, TPHCM) hơn nửa đời gắn bó với nghề “quai búa” không khỏi xót xa.

Chuyện làng nghề nón lá Đan Du có tuổi đời gần 1 thế kỷ ở Hà Tĩnh

Bảo Yến |

Làng Đan Du (nay thuộc xã Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 60km về phía Nam, từ lâu được biết đến với những câu hò ví dặm. Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng với nghề làm nón lá có tuổi đời gần 1 thế kỷ.

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 8.2020

ANH THƯ |

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội) vừa gửi thông báo tới các đoàn có thí sinh dự thi kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 (năm 2020) sẽ được tổ chức từ ngày 7 – 15.8.

Gặp sinh viên trồng dược liệu quý bằng công nghệ 4.0

Minh Khang |

Ý tưởng dùng công nghệ 4.0 để tạo ra cây Sâm Ngọc Linh thương phẩm, có giá trị dinh dưỡng ổn định về chất lượng, trọng lượng, hàm lượng chất mà không phụ thuộc vào mùa vụ hay các yếu tố tác động liên qua tới nhiệt độ độ ẩm, hay địa lý để trồng cây của hai sinh viên đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Người đàn ông gần 40 năm hành nghề "quai búa" giữa lòng Sài Gòn

Chân Phúc |

Từng là công việc mang lại thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho bao thế hệ người Việt nhưng nay nghề rèn đang trở nên mai một dần, khiến những người như ông Lê Văn Châu (69 tuổi, phường 4, quận 10, TPHCM) hơn nửa đời gắn bó với nghề “quai búa” không khỏi xót xa.