Người đàn ông gần 40 năm hành nghề "quai búa" giữa lòng Sài Gòn

Chân Phúc |

Từng là công việc mang lại thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho bao thế hệ người Việt nhưng nay nghề rèn đang trở nên mai một dần, khiến những người như ông Lê Văn Châu (69 tuổi, phường 4, quận 10, TPHCM) hơn nửa đời gắn bó với nghề “quai búa” không khỏi xót xa.

Nghề chọn người

Giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp, ít ai biết trên một con hẻm ở đường Nhật Tảo, phường 4, quận 10 vẫn có một người đàn ông vẫn ngày đêm “giữ lửa” cho cái nghề “quai búa” một thời hoàng kim, mang lại cuộc sống ổn định cho bao thế hệ người dân.

 
 Gần 40 năm, ông Lê Văn Châu gắn bó với nghề rèn. Ảnh: Chân Phúc

Ở cái tuổi xế chiều, sức khỏe giảm sút, nhưng người đàn ông này vẫn cố gắng đỏ lửa, tiếp tục cái công việc “quai búa” đã gắn bó với ông hơn nửa đời.

Ông kể: “Đến với nghề rèn này có lẽ là một cái duyên khó nói. Trước đó, tôi từng làm nhiều nghề, từ nghề mộc, nghề thợ hồ đến đạp xích lô, chạy xe ôm… nhưng rồi không biết cơ duyên làm sao, năm 1982 tôi bén duyên với nghề rèn và từ đó gắn bó với cái công việc này, tính tới giờ ngót nghét đã gần 40 năm”.

 
Bộ dụng cụ để hành nghề của ông Châu. Ảnh: Chân Phúc

Nhớ ngày mới bắt đầu với cái nghề này cực lắm, không ít lúc muốn từ bỏ. “Nghề này nhìn thì dễ nhưng bắt tay vào làm mới biết vất vả như thế nào. Bên cái lò nung nhiệt độ lên tới cả nghìn độ C, tiếng “bùm, chát” cứ vang lên bên tai cả ngày, lắm lúc chỉ muốn từ bỏ, nhưng rồi lâu dần cũng quen. Giờ muốn bỏ cũng không thể bỏ được, lâu ngày mà không động tay động chân thì khó chịu lắm” - ông Châu cười nói.

Còn người thì còn nghề

"Những năm 80, nghề này phát triển lắm, ngày đó tôi có tới 2 lò lận, việc làm không xuể, sáng ra làm đến tối không hết việc, phải thuê thêm người làm, nhưng theo thời gian, xã hội phát triển, mấy nghề thủ công càng được ít coi trọng, dần dần đi vào ngõ cụt lúc nào không hay". ông Châu nói.

Theo ông Châu: "Trước đây quanh khu vực này phải có đến 50 lò rèn, nhưng giờ đây những nhà máy sản xuất theo hướng công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, họ sản xuất một ngày thì bằng chúng tôi làm cả năm, nhiều lò rèn không sống được phải chuyển nghề, giờ đây chắc chỉ còn mỗi lò rèn của tôi còn hoạt động".

“Nói là còn hoạt động, nhưng mỗi tháng may ra chỉ đỏ lửa được dăm, bảy ngày, mà cũng chỉ là sửa chữa lại những dụng cụ bị hư hỏng chứ không còn gia công đồ mới để bán. Được vậy là vui lắm rồi, ít ra có thể giữ lại được cái nghề, vẫn còn người cần tới, mà còn người cần thì nghề rèn sẽ còn tiếp tục tồn tại”. Ông vui vẻ cho biết.

Giữa bộn bề cuộc sống, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không ít ngành nghề thủ công vì không chịu được sự cạnh tranh đã phải lùi lại phía sau, nhường chỗ cho những ngành nghề mới. Nhưng dù xã hội có phát triển đến đâu thì nghề rèn sẽ mãi trở thành một phần của lịch sử.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

200.000 việc làm hỗ trợ người lao động vượt qua dịch COVID-19

ANH THƯ |

Dự án 200.000 cơ hội việc làm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 với tên gọi: “Việc làm trao tay, đánh bay COVID-19” đã chính thức được phát động.

9x bỏ nghề kỹ sư về vườn nuôi thỏ ngoại

P.T |

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đàn thỏ của anh Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt, thu nhập khoảng 60 triệu đồng.

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

200.000 việc làm hỗ trợ người lao động vượt qua dịch COVID-19

ANH THƯ |

Dự án 200.000 cơ hội việc làm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 với tên gọi: “Việc làm trao tay, đánh bay COVID-19” đã chính thức được phát động.

9x bỏ nghề kỹ sư về vườn nuôi thỏ ngoại

P.T |

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đàn thỏ của anh Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt, thu nhập khoảng 60 triệu đồng.

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.