Muốn làm giám đốc, trước hết hãy là một công nhân xuất sắc

LÊ AN NHIÊN |

Những người lãnh đạo doanh nghiệp từng trải qua các vị trí từ công nhân trực tiếp sản xuất, làm văn phòng, luân chuyển về các vùng khó khăn… luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó, nhờ vốn kiến thức thực tế, họ dễ dàng có được thành công trong sự nghiệp của mình.

“Tôi nói mình từng làm công nhân, các bạn sinh viên không tin”

Trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải tại Cty CP Quốc tế Phong Phú (TPHCM), đại diện công ty, bà Nguyễn Thị Liên – Phó Tổng giám đốc Cty CP Quốc tế Phong Phú (thành viên của Phong Phú Group) đã thể hiện là một nhà lãnh đạo có tài. Không chỉ hiểu rõ về công việc của mình và đồng sự, qua lời giới thiệu lưu loát, hấp dẫn của bà Liên, người đối diện sẽ có ngay cảm tình với người lao động cũng như tầm nhìn, hướng phát triển của công ty.

Không chỉ các vấn đề liên quan đến chuyên môn quản lý, điều hành, các câu chuyện xoay quanh lao động, việc làm, tiền công, tiền lương của người lao động mà ông Trần Thanh Hải đặt ra đều được bà Liên trả lời thỏa đáng. Bà chia sẻ thật tình: “Tôi vốn là một công nhân, từng ngồi may ở nhà xưởng, rồi đi qua các vị trí khác, cuối cùng tôi mới đi đến vị trí Phó Tổng giám đốc. Nhiều lúc, các trường, đơn vị mời tôi về nói chuyện với sinh viên, tôi chia sẻ mình từng làm công nhân trực tiếp sản xuất nhưng các bạn sinh viên không tin”.

Bà Liên cho biết thêm, bà tốt nghiệp đại học, với tấm bằng kỹ sư, bà nộp đơn xin vào làm việc cho một công ty may. Lúc đó, xin đi làm công nhân đã khó, nhiều nơi còn đòi hỏi kinh nghiệm. Cuối cùng, bà cũng được một doanh nghiệp nhận vào với vị trí công nhân may. Bà chia sẻ: “Tôi nỗ lực hết sức để có thể hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Với thành tích may tốt, lại có bằng kỹ sư, tôi được chuyển sang bộ phận văn phòng. Khi về Phong Phú Group, tôi cũng bắt đầu với nhiều vị trí, luân chuyển đi các nơi và hiện tại là Phó Tổng giám đốc Cty CP Quốc tế Phong Phú”.

Nữ Giám đốc Công nghệ Wash (giặt mài thời trang) Nguyễn Thị Hoàng Lan của Cty CP Quốc tế Phong Phú cũng từng làm công nhân trực tiếp. Bà Lan chia sẻ, tốt nghiệp đại học Bách Khoa TPHCM, bà đã bắt theo đuổi ngành Wash với công việc đầu tiên là một công nhân. Trong công việc, dù ở vị trí nào, bà cũng tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới, không nề hà bất kỳ việc gì. Bà Lan chia sẻ: “Đối với ngành này, các bạn mới ra trường, vào làm không trụ nổi vì rất cực và khó, chỉ 2-3% kỹ sư được tuyển vào theo được với nghề và khi các bạn đã trụ lại thì các bạn có được những vị trí rất tốt, lương, thưởng xứng đáng”.

Trải qua các vị trí để quản lý tốt hơn

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, nghề nào cũng vậy, chỉ cần mình cố gắng, làm tốt dù đó là bất kỳ vị trí nào, bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng. “Hãy xem khó khăn chính là giai đoạn thử thách, đừng vội từ bỏ”, bà Lan chia sẻ.

Nói về hành trình đi từ công nhân trực tiếp sản xuất, bà Nguyễn Thị Liên cho rằng: “Mỗi công việc đều cho tôi những kinh nghiệm trong quản lý. Ví dụ như ngồi may ở nhà xưởng, tỉ mỉ từng đường chỉ, tay nghề mình vững, sau này với lượng kiến thức, kinh nghiệm đó, tôi hướng dẫn lại các bạn công nhân mới. Bây giờ, nhiều bạn sinh viên mới ra trường, khi công ty đề nghị làm việc ở nhà xưởng đã không đồng ý và từ chối ngay”.

Chị Hoàng Thị Kim Dung - Giám đốc Xí nghiệp May An Phú (thuộc Cty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn - Garmex Sài Gòn) cũng là nữ lãnh đạo xuất thân từ một công nhân trực tiếp sản xuất. Thế nhưng, nhiều năm qua, chị đã và luôn biết cách để làm cho công ty làm ăn có lãi, thu nhập của công nhân được nâng cao.

Chính vì việc từng làm công nhân, trải qua các vị trí như Phó quản đốc, Phó Phòng Kỹ thuật kiêm Trưởng phòng phát triển mẫu, chị Dung đã có nhiều sáng kiến cải tiến giúp công việc của công nhân tại xí nghiệp của mình nhanh hơn, thu nhập của người lao động được nâng cao. Không những thế, chị chú trọng đến tiền lương của anh chị em công nhân, xây dựng các chương trình phúc lợi để công nhân an tâm làm việc. Chị bộc bạch: “Mình cũng từng làm công nhân, cũng hiểu những nỗi khổ của anh chị em nên cá nhân tôi cố gắng làm sao để đời sống anh chị được cải thiện tốt nhất. Và giám đốc vốn từng là công nhân nên anh chị em công nhân khi gặp vấn đề gì, chia sẻ với tôi rất thoải mái”.

Bà Nguyễn Thị Thủy – Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ: Với vai trò và nhiệm vụ phụ trách khu vực phía Nam, bà cùng với đội ngũ cán bộ công đoàn Dệt May Việt Nam ở phía Nam rất chủ động trong xây dựng, triển khai các chương trình chăm lo cho công nhân lao động trong ngành. Để có được sự thấu hiểu và chia sẻ đó, một phần chính là việc bà có xuất phát điểm từ một công nhân may, qua văn phòng, phụ trách kế toán, nhân sự… Bà Thủy chia sẻ: “Bắt đầu là một công nhân may, giờ đây đó cũng chính là đối tượng được công đoàn quan tâm nhất nên tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình. Được trải qua nhiều vị trí, được phân công nhiệm vụ ở nhiều nơi, kể cả vùng miền, tỉnh thành khác nhau… với tôi đó là một điều may mắn. Bởi chính việc đó đã giúp tôi có kinh nghiệm, kiến thức thực tế để sau này khi làm công tác công đoàn, tôi có được những đề xuất, sáng kiến chương trình chăm lo tốt hơn cho người lao động”.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

82% nhân lực công nghệ thông tin có ý định khởi nghiệp

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Nhân lực Công nghệ trước làn sóng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI) và Chuỗi khối (Blockchain)” của Navigos Group, 82% nhân lực ngành Công nghệ thông tin (IT) có ý định khởi nghiệp và ½ sẽ cân nhắc dịch chuyển nếu có cơ hội.

Doanh nghiệp mở trường mầm non, công nhân đỡ chi phí nuôi con

ĐINH TRỌNG |

Trong khi những vụ bạo hành trẻ em ở các trường mầm non vẫn còn xảy ra khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sự an toàn của con mình thì tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp đã mở trường mầm non ngay trong khuôn viên của công ty, giữ trẻ theo giờ làm việc của công nhân, hỗ trợ tiền học phí, tiền ăn cho các cháu. Đến nay toàn tỉnh đã có 8 cơ sở mầm non do doanh nghiệp xây dựng hoạt động phi lợi nhuận phục vụ việc chăm sóc con em công nhân.

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Có nhất thiết phải... dứt tình?

LÊ AN NHIÊN |

Kiện ra tòa là cách giải quyết cuối cùng của một mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, nhiều vụ kiện, cả người lao động và doanh nghiệp thay vì đạt được quyền lợi thì phải chịu nhiều tổn thất.

82% nhân lực công nghệ thông tin có ý định khởi nghiệp

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Nhân lực Công nghệ trước làn sóng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI) và Chuỗi khối (Blockchain)” của Navigos Group, 82% nhân lực ngành Công nghệ thông tin (IT) có ý định khởi nghiệp và ½ sẽ cân nhắc dịch chuyển nếu có cơ hội.

Doanh nghiệp mở trường mầm non, công nhân đỡ chi phí nuôi con

ĐINH TRỌNG |

Trong khi những vụ bạo hành trẻ em ở các trường mầm non vẫn còn xảy ra khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sự an toàn của con mình thì tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp đã mở trường mầm non ngay trong khuôn viên của công ty, giữ trẻ theo giờ làm việc của công nhân, hỗ trợ tiền học phí, tiền ăn cho các cháu. Đến nay toàn tỉnh đã có 8 cơ sở mầm non do doanh nghiệp xây dựng hoạt động phi lợi nhuận phục vụ việc chăm sóc con em công nhân.

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Có nhất thiết phải... dứt tình?

LÊ AN NHIÊN |

Kiện ra tòa là cách giải quyết cuối cùng của một mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, nhiều vụ kiện, cả người lao động và doanh nghiệp thay vì đạt được quyền lợi thì phải chịu nhiều tổn thất.