Ngập nước ở TPHCM, vì đâu, bao giờ hết ngập?

ĐÔNG ANH |

Ngày 1.7, HĐND TPHCM và  HTV đã tổ chức chương trình lắng nghe và trao đổi, với chủ đề “Ngập nước tại TPHCM nguyên nhân và giải pháp”. Nhiều ý kiến tại buổi gặp gỡ này tỏ ra hết sức lo lắng trước tình trạng ngập nước do rác quá nhiều trong lòng cống TPHCM. Dù chính quyền đã tốn kém hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm xử lý rác trong lòng cống; tuy nhiên, TPHCM ngập vẫn… hoàn ngập.

Vẫn loay hoay tìm giải pháp chống ngập

Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TPHCM -  cho rằng: “Mỗi người có ý thức hơn sẽ góp phần giảm ngập, bằng việc không xả rác bừa bãi… Ngoài điều chỉnh quy hoạch, hiện UBND TPHCM đang rà soát lại công tác điều hành để triển khai công tác chống ngập được hiệu quả hơn. Cụ thể, công tác tham mưu, quản lý chống ngập sẽ được phân cấp giao lại cho Sở Xây dựng”. Về nguồn lực cho công tác chống ngập, ông Tuyến cho biết “sẽ đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi tư nhân tham gia lĩnh vực này”.

Đặc biệt, ông Tuyến nói: “Trong các dự án chống ngập, phải đặc biệt quan tâm tới công nghệ. Như để giải quyết tình trạng xả rác tại các hố ga hiện nay, đang triển khai nhân rộng thiết kế miệng hố ga ngăn mùi, ngăn xả rác…”. Ông Tuyến cho rằng để việc giảm ngập được hiệu quả, không chỉ từ nỗ lực của các cấp, các ngành mà cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Đề cập đến công tác phối hợp, xử lý tình trạng xả rác xuống cống thoát nước chưa hiệu quả, ông Nguyễn Văn Tám - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM - phát biểu: “Do cơ chế thực hiện chưa rõ nét. Để công tác quản lý hệ thống thoát nước hiệu quả hơn, Sở GTVT đang xây dựng dự thảo quản lý hệ thống thoát nước, trong đó có quy định phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong quản lý và xử lý. Bên cạnh đó, Sở cũng triển khai lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM. Trong đó, có nội dung bổ sung, điều chỉnh những bất cập liên quan đến quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước trên địa bàn TPHCM. Dự kiến năm 2019 sẽ xây dựng xong dự thảo quy hoạch này”.

Như vậy, công tác chống ngập nước ở TPHCM, cho đến bây giờ vẫn chưa định hình một giải pháp chống ngập căn cơ, hiệu quả… Ngay chính quyền và các cơ quan chức năng vẫn loay hoay kiếm tìm giải pháp chống ngập. Mặc dù về tinh thần là rất  quyết tâm, nhưng trên thực tế thì chưa như mong muốn. Bởi thế, ngập nước vẫn là “vấn nạn” kinh niên đối với TPHCM. 

Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước - Đô thị hàng ngày vớt rác từ lòng cống. Ảnh: V.A
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước - Đô thị hàng ngày vớt rác từ lòng cống. Ảnh: V.A

Nỗ lực thoát nước, rác vẫn tràn ngập cống

Theo ông Trần Hoàng Quân - Chủ tịch UBND quận 4: “Số lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày trên địa bàn quận 4 khoảng 300 -400 tấn/ngày; riêng trong dịp tết, lễ là  600 tấn/ngày. Có nhiều nhà dân ven  kênh rạch, cơ quan chức năng phát túi nilon cho họ bỏ rác vào để giao cho người thu gom, người dân lại mang túi nilon ra chợ … bán. Về nhà, họ lại lén lút xả rác xuống kênh rạch vô tội vạ.v.v…”. Mỗi ngày, các công nhân Cty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TPHCM vớt khoảng 7-8 tấn rác thải trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có lục bình thì lên tới 16 tấn/ngày). Còn lưu vực kênh Đôi, kênh Tẻ mỗi ngày vớt 42 - 43 tấn rác (có lục bình lên tới 60 tấn/ngày).

Theo Phó GĐ Trung tâm chống ngập TPHCM - ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng: “Ở TPHCM, có trên 175 tuyến đường có lượng rác rất lớn trên mặt đường. Khi có mưa lớn, lượng rác này trôi vào các miệng hố ga gây nghẹt cống, dẫn đến tình trạng ngập nước cục bộ. Đây là vấn đề khó giải quyết cho các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ môi trường”. Ông Nguyễn Toàn Thắng - GĐ Sở TNMT - cho biết: “ Mỗi ngày TPHCM thải ra gần 9.000 tấn rác sinh hoạt và hơn 2.300 tấn rác do người dân tự ý xả ra môi trường. Do đó, nếu không có giải pháp thu gom, xử lý triệt để lượng rác người dân tự xả ra môi trường sẽ trôi xuống cống thoát nước hoặc trôi nổi ngoài môi trường gây ô nhiễm trầm trọng”.

Theo GĐ Sở GTVT Bùi Xuân Cường: “Chưa tính hệ thống kênh rạch, hệ thống cống thoát nước đô thị của TPHCM có tổng chiều dài 4.176 km, với 68.000 cửa thu nước và hơn 1.000 cửa xả. Để đảm bảo cho hệ thống cống thoát nước hoạt động, Cty TNHH MTV Thoát nước - Đô thị đã bố trí hơn 800 người trực tiếp làm công tác nạo vét và hơn 300 công nhân phải chui xuống cống hàng ngày. Các công nhân còn phải thường xuyên kiểm soát nguồn rác thải, vệ sinh trên vỉa hè, kiểm soát rác không để rơi xuống hố ga hoặc cống. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước của TP vẫn có rất nhiều cửa xả, miệng cống thường xuyên bị rác che lấp và bốc mùi”. 

Chi mỗi năm hơn 4.000 tỷ đồng thông cống, nhưng rác vẫn đầy cống

Bà Phan Thị Thắng - GĐ Sở Tài chính TPHCM - cho biết: “Tính riêng công tác xử lý, thu gom, vận chuyển rác và nạo vét các tuyến cống thoát nước trên địa bàn TPHCM, mỗi năm ngân sách TPHCM phải bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng kinh phí chi cho việc vớt rác do người dân xả ra trên các tuyến kênh, rạch đã lên tới 700 tỷ đồng; số tiền chi cho việc duy tu hệ thống cống thoát nước ở mức gần 1.132 tỷ đồng”.

Nói như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM: “Gần 4.000 tỷ đồng chi cho xử lý rác, ngập nước mới là khoản kinh phí từ ngân sách. Chi phí thực tế chi cho hoạt động thu gom, xử lý rác còn cao gấp nhiều lần. Tình trạng ngập nước và nạn xả rác bừa bãi liên quan mật thiết với nhau và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao; vấn đề chế tài và xử phạt chưa nghiêm”.

Ông Huỳnh Minh Nhựt - GĐ Cty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TPHCM - nói: “Nhận thức của người dân trong việc không xả rác ra môi trường rất quan trọng. Nếu ý thức của cộng đồng được nâng cao sẽ tác động tốt đến môi trường sạch sẽ, không ô nhiễm… Còn một khi nhận thức thức trên kém, thì không thể nào chúng tá có được một TP sạch đẹp, văn minh được”.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - đề xuất: “TPHCM đã lắp đặt rất nhiều hệ thống camera, nên tận dụng các camera này xử phạt những cá nhân vi phạm. Chúng ta đang chật vật xây dựng một TP văn minh, hiện đại; nhưng hiệu quả lại không như mong muốn. Cả thời gian dài chúng ta nỗ lực, nhưng cái xấu vẫn nhởn nhơ. Chúng ta không thiếu giải pháp, nghị quyết, nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào, thì chúng ta vẫn loay hoay… Lãnh đạo TP rất quyết tâm, nhưng cấp dưới lại không thực hiện tới cùng. Nếu không có biện pháp chế tài mạnh mẽ xử lý hành vi sai phạm, thì vấn nạn xả rác bừa bãi vẫn còn, cống vẫn nghẹt, dù có tốn kém hàng ngàn tỷ đồng thông cống… Và, ngập nước vẫn là kinh niên đối với TP Sài Gòn này”.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Giọt nước mắt và 4.000 tỉ đồng không làm sạch rác

NGỌC UYÊN |

Tại TPHCM, việc người dân vứt rác bừa bãi làm bẩn đô thị, ô nhiễm môi trường là một vấn nạn. Trong khi đó, cũng người dân đó đi nơi khác như Singapore lại không dám “làm bậy”, bởi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Như vậy vấn đề rác thành vấn nạn ở TPHCM nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung không hẳn chỉ chờ vào ý thức tự giác.

Đi qua “ổ giông sét” của miền Trung

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

Những thống kê về số người bị sét đánh chết, bị thương của tỉnh Thừa Thiên-Huế có thể gây ám ảnh cho nhiều người. Những cái chết không được báo trước đến từ những tia sét của giông tố. Đúng nghĩa với câu nói của dân gian lâu nay “trời kêu ai nấy dạ!”.

Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" hơn 10 năm bởi bô rác “tạm” khổng lồ

Châm Bùi |

Bô rác tạm ở phường Hiệp Thành, quận 12 đã tồn tại hơn 10 năm, hàng chục tấn rác hàng ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dù người dân đã phản ánh nhiều năm nay, song chính quyền vẫn chưa có những giải pháp ngăn chặn ô nhiễm hoặc di dời bô rác này đi xa khu dân cư.

Chất thải nguy hại: Lắm bất cập, công nghệ xử lý nghèo nàn

Hoàng Hưng |

Chưa bao giờ, lượng rác thải được các doanh nghiệp nhập khẩu trá hình dưới hình thức phế liệu lại tràn ngập các cảng biển ở VN nhiều như vậy. Ngay giữa tháng 6.2018 vừa qua, lực lượng Hải quan đã phải báo động tình trạng hàng ngàn container phế liệu vô chủ đã nhập vào VN, góp phần gây ùn ứ cảng. Chưa nói, tại không ít địa phương, cơ quan chức năng cũng phát hiện không ít vụ tập trung, ủ chứa vô số phế liệu thuộc diện chất thải hết sức nguy hại… Trong khi đó, công tác xử lý chất thải nguy hại (CTNH) lại tỏ ra quá nhiều bất cập về quản lý, vận chuyển, công nghệ xử lý…

Giọt nước mắt và 4.000 tỉ đồng không làm sạch rác

NGỌC UYÊN |

Tại TPHCM, việc người dân vứt rác bừa bãi làm bẩn đô thị, ô nhiễm môi trường là một vấn nạn. Trong khi đó, cũng người dân đó đi nơi khác như Singapore lại không dám “làm bậy”, bởi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Như vậy vấn đề rác thành vấn nạn ở TPHCM nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung không hẳn chỉ chờ vào ý thức tự giác.

Đi qua “ổ giông sét” của miền Trung

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

Những thống kê về số người bị sét đánh chết, bị thương của tỉnh Thừa Thiên-Huế có thể gây ám ảnh cho nhiều người. Những cái chết không được báo trước đến từ những tia sét của giông tố. Đúng nghĩa với câu nói của dân gian lâu nay “trời kêu ai nấy dạ!”.

Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" hơn 10 năm bởi bô rác “tạm” khổng lồ

Châm Bùi |

Bô rác tạm ở phường Hiệp Thành, quận 12 đã tồn tại hơn 10 năm, hàng chục tấn rác hàng ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dù người dân đã phản ánh nhiều năm nay, song chính quyền vẫn chưa có những giải pháp ngăn chặn ô nhiễm hoặc di dời bô rác này đi xa khu dân cư.

Chất thải nguy hại: Lắm bất cập, công nghệ xử lý nghèo nàn

Hoàng Hưng |

Chưa bao giờ, lượng rác thải được các doanh nghiệp nhập khẩu trá hình dưới hình thức phế liệu lại tràn ngập các cảng biển ở VN nhiều như vậy. Ngay giữa tháng 6.2018 vừa qua, lực lượng Hải quan đã phải báo động tình trạng hàng ngàn container phế liệu vô chủ đã nhập vào VN, góp phần gây ùn ứ cảng. Chưa nói, tại không ít địa phương, cơ quan chức năng cũng phát hiện không ít vụ tập trung, ủ chứa vô số phế liệu thuộc diện chất thải hết sức nguy hại… Trong khi đó, công tác xử lý chất thải nguy hại (CTNH) lại tỏ ra quá nhiều bất cập về quản lý, vận chuyển, công nghệ xử lý…