Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

Cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ) từng được mệnh danh là cù lao cá bởi sản lượng nuôi cá basa, cá tra ở cù lao nằm giữa dòng sông Hậu này rất lớn.

Năm 2014, đứng trước việc giá cả bấp bênh của con cá tra, ông Chương Văn Khanh (tên thường gọi là Út Anh) đã cùng vợ tìm ra hướng đi mới cho con cá tra của gia đình.

Ông Út Anh đang giới thiệu sản phẩm. Ảnh: S.H
Ông Út Anh đang giới thiệu sản phẩm. Ảnh: S.H

Ông Khanh kể: Hồi xưa, mẹ ông đã dạy cho vợ ông cách làm mắm, nhưng chủ yếu chỉ làm những loại mắm thông thường như mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm cá lóc,… Thấy tình hình giá cá tra sụt giảm liên tục vợ ông thử dùng cá tra làm mắm.

Khi hoàn thành hủ mắm đầu tiên chỉ dùng trong gia đình và tặng bạn bè. Rất bất ngờ, gia đình ông liên tục nhận được những lời khen từ những người thử qua sản phẩm này.

Tiếng lành đồn xa, chính quyền địa phương đã đến động viên và đề nghị gia đình phát triển món ăn này trở thành sản phẩm đặc trưng của cù lao Tân Lộc.

Từ đó, gia đình ông tập trung đầu tư vào sản xuất với số lượng lớn để đưa ra thị trường. Đến nay, sau hơn 3 năm, hiện gia đình ông đã có đại lý phân phối ở nhiều tỉnh thành trong nước và bán ra nhiều nước cho kiều bào.

Thùng ủ mắm của gia đình ông Út Anh để làm mắm cá tra. Ảnh: H.L
Thùng ủ mắm của gia đình ông Út Anh để làm mắm cá tra. Ảnh: H.L

Ông Út Anh chia sẻ, để làm nên vị ngon đặc trưng của mắm cá tra phải qua một loạt công đoạn rất cầu kỳ, từ việc ủ mắm đến khâu lựa chọn nguyên liệu, phụ liệu,...

Theo đó, mắm cá tra muốn ngon phải mất hơn 4 tháng cho công đoạn từ sơ chế, ủ muối, trộn thính, trao đường qua 2 lần và ủ đến thành phẩm. Bên cạnh đó, nguyên liệu chính là cá tra phải bảo đảm cá tươi sống và được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Cá phải được sơ chế cẩn thận, tráng qua nước nóng khoảng 80 độ C để loại bỏ nhớt trên da cá.

Những hủ mắm mới đóng hộp chuẩn bị dán nhãn giao cho khách hàng. Ảnh: H.L
Những hủ mắm mới đóng hộp chuẩn bị dán nhãn giao cho khách hàng. Ảnh: H.L

Ngoài ra, phụ liệu để làm mắm phải đảm bảo đúng chất lượng và lựa chọn nguồn gốc một cách cầu kỳ không kém nguyên liệu chính. Tất cả phụ liệu cũng được chọn từ các đặc sản nổi tiếng như khóm để ướp mắm phải dùng khóm Tắc Cậu của Kiên Giang; thính trộn mắm phải mua gạo sạch Thốt Nốt về sau đó gia đình tự rang xay; đường trao mắm phải là đường thốt nốt của Campuchia;...

Đặc biệt, mắm cá tra phải giữ nguyên phần xương sống của cá thì mắm mới giữ được hương vị thơm béo đặc trưng của con cá tra.

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

"Hốt bạc" nhờ ăn theo dịch vụ "tự sướng" mùa Tết

Đình Trường - Chân Phúc |

Tại nhà văn hoá Thanh Niên (quận 1, TPHCM), nơi đang có những trải nghiệm giúp du khách tìm về hương vị Tết truyền thống, có những dịch vụ ăn theo đang "hái ra tiền". 

“Tôi sẽ là nông dân 4.0”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Bắt đầu chặng đường mới của mình với suy nghĩ sống mà làm được điều mình say mê thì còn gì bằng. Với suy nghĩ đó, chị Lê Thị Dung (xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đã lập trang trại phát triển nông nghiệp công nghệ cao với hàng chục loại rau, củ quả được trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín và được nhiều người biết đến với cái tên “rau quả sạch Việt Xanh”. 

GS Võ Tòng Xuân kể về “di sản” mắm Việt

Minh Khang |

Công chúng yêu thích ẩm thực thuần Việt có dịp giao lưu thú vị với Anh hùng Lao động - GS Võ Tòng Xuân và một số nghệ nhân ẩm thực về các loại mắm ở của 3 miền Bắc – Trung - Nam tại ngày hội  Buffet Mắm 3 miền vừa diễn ra tại Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM.

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

"Hốt bạc" nhờ ăn theo dịch vụ "tự sướng" mùa Tết

Đình Trường - Chân Phúc |

Tại nhà văn hoá Thanh Niên (quận 1, TPHCM), nơi đang có những trải nghiệm giúp du khách tìm về hương vị Tết truyền thống, có những dịch vụ ăn theo đang "hái ra tiền". 

“Tôi sẽ là nông dân 4.0”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Bắt đầu chặng đường mới của mình với suy nghĩ sống mà làm được điều mình say mê thì còn gì bằng. Với suy nghĩ đó, chị Lê Thị Dung (xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đã lập trang trại phát triển nông nghiệp công nghệ cao với hàng chục loại rau, củ quả được trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín và được nhiều người biết đến với cái tên “rau quả sạch Việt Xanh”. 

GS Võ Tòng Xuân kể về “di sản” mắm Việt

Minh Khang |

Công chúng yêu thích ẩm thực thuần Việt có dịp giao lưu thú vị với Anh hùng Lao động - GS Võ Tòng Xuân và một số nghệ nhân ẩm thực về các loại mắm ở của 3 miền Bắc – Trung - Nam tại ngày hội  Buffet Mắm 3 miền vừa diễn ra tại Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM.