9x bỏ nghề kỹ sư về vườn nuôi thỏ ngoại

P.T |

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đàn thỏ của anh Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt, thu nhập khoảng 60 triệu đồng.

 
Khu trang trại nuôi thỏ ngoại của anh Tú. Ảnh: Anh Tú 

Anh Cao Hoàng Tú, ngụ xã Trung An, huyện Củ Chi từng là kỹ sư chuyên ngành bò sữa. Tuy nhiên, sau thời gian gắn bó với bò sữa anh thấy không phù hợp nên đã bỏ ngang và về quê khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi thỏ ngoại. 

Trước đây, gia đình anh nuôi rất nhiều lợn nhưng lợn mất giá khiến người nuôi thua lỗ. Sau khi gia đình bán hết lợn, để lại chuồng trại trống. 

Năm 2016, anh Tú quyết định nghỉ việc ở công ty về quê nghiên cứu và bắt đầu khởi nghiệp bằng con đường chăn nuôi thỏ ngoại. "Thời gian đầu khi tôi mới bỏ việc về quê nuôi thỏ, nhiều người xung quanh nói tôi bị tâm thần, họ cười tôi vì nuôi thỏ không hiệu quả”, anh Tú nói.

 
Hai loại giống thỏ chính mà anh Tú chọn nuôi là giống thỏ New Zealand và lai California. Ảnh: Anh Tú 

Sau hơn 3 năm, hiện nay, đàn thỏ của anh Cao Hoàng Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, anh Tú cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt với giá dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Hiện anh đã có hơn 3.500 con gồm hai loại giống New Zealand và lai California, mỗi tháng cho doanh thu khoảng 60 - 70 triệu đồng.

Anh Tú tâm sự: "Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tôi chọn nuôi hai giống thỏ chính là thỏ New Zealand và lai California. 

Sở dĩ tôi chọn nuôi thỏ là vì thỏ là loài động vật dễ nuôi. Người nuôi chỉ cần chú ý đến nhiệt độ chuồng từ 30 – 37 độ C là đạt yêu cầu. Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thì dùng hệ thống phun sương. Nếu nhiệt độ cao và độ ẩm cao thì nên bật quạt gió để thỏ có không khí thoáng mát.

 
Thỏ là loại động vật dễ nuôi, nguồn thức ăn khá phong phú.   Ảnh: Anh Tú 

Thỏ không bị bệnh tật gì phức tạp, chỉ có bệnh bại huyết là nguy hiểm nhưng đã có vắc xin để phòng ngừa. Người nuôi chỉ cần vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng kháng sinh định kỳ là con thỏ khỏe mạnh".

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn dành cho thỏ cũng khá đơn giản, phong phú. "Mình có thể tận dụng các loại thức ăn có sẵn xung quanh nhà như: bèo tây (lục bình), lá chuối, lá so đũa… . Ngoài ra, phân của thỏ sẽ được tận dụng để bón cho cây trong vườn và ủ hầm Biogas", anh Tú cho biết thêm.

Cũng theo anh Tú, khó khăn lớn nhất đói với nghề nuôi thỏ là đầu ra. Anh Tú phải tự đi tìm các quán ăn, nhà hàng và các đại lý thu mua thỏ để bán cho họ. 

 
Khó khăn lớn nhất đói với nghề nuôi thỏ là tìm đầu ra . Ảnh: Anh Tú 

Trong tương lai, anh Tú cho hay: "Tôi có dự định tìm đầu ra ổn định cho trang trại thỏ của mình bằng cách liên kết với các siêu thị. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là yêu cầu khắt khe của các siêu thị về an toàn thực phẩm, bắt buộc thỏ của mình phải có chứng nhận VietGap hay các chứng nhận tương đương, thế nhưng hiện này thỏ chưa có những chứng nhận ấy".

P.T
TIN LIÊN QUAN

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Vì sao bạn trẻ khởi nghiệp dễ bị đánh cắp ý tưởng, mất cơ hội thị trường?

QUỲNH NHƯ |

Ý tưởng, thị trường của các bạn trẻ khởi nghiệp rất dễ bị đánh cắp, đến khi sản phẩm thành công, bắt đầu phát triển thì doanh nghiệp dễ bị mất quyền sở hữu đối với sản phẩm hoặc tài sản mà không hay biết!

Phấn từ - Sản phẩm giành giải Nhất cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp

QUẢNG AN |

Chương trình "Demo Day - Ngày hội kết nối đầu tư năm 2019" do Đại học Huế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ vừa được tổ chức tại TP. Huế.

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Vì sao bạn trẻ khởi nghiệp dễ bị đánh cắp ý tưởng, mất cơ hội thị trường?

QUỲNH NHƯ |

Ý tưởng, thị trường của các bạn trẻ khởi nghiệp rất dễ bị đánh cắp, đến khi sản phẩm thành công, bắt đầu phát triển thì doanh nghiệp dễ bị mất quyền sở hữu đối với sản phẩm hoặc tài sản mà không hay biết!

Phấn từ - Sản phẩm giành giải Nhất cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp

QUẢNG AN |

Chương trình "Demo Day - Ngày hội kết nối đầu tư năm 2019" do Đại học Huế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ vừa được tổ chức tại TP. Huế.