Nhiều chiêu trò giả danh BHXH để chiếm đoạt tài sản của người dân

Nam Dương |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM vừa phát đi thông tin về việc giả mạo nhân viên BHXH để chiếm đoạt tài sản của người dân.

Dùng mạng xã hội, điện thoại để lừa đảo

Theo đó, gần đây, BHXH huyện Cần Giờ, TPHCM đã nhận được phản ánh của chị T. khi trong quá trình truy cập ứng dụng Facebook, chị T thấy có trang Bảo hiểm Việt Nam cùng dòng chữ "Cung cấp dịch vụ Giải ngân trước hạn. 1. Làm lại sổ BHXH - 2. Hỗ trợ giải ngân hồ sơ quá hạn".

Mặc dù không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, nhưng do tin tưởng những lời hứa hẹn của người giả danh là “chuyên viên của BHXH Việt Nam” là trường hợp của chị là “quá hạn”, “trường hợp đặc biệt”, “lên Bộ Lao động làm đơn”… sẽ được nhận chế độ thai sản với số tiền 17.706.000 đồng nếu chấp nhận “làm dịch vụ”.

Số tiền này sẽ được chia thành 5 lần theo quy định, mỗi lần giải ngân, chị T phải chuyển phí giải quyết hồ sơ 820.000 đồng vào số tài khoản mà người này cung cấp. Tổng số “lệ phí” 5 lần là 4,1 triệu đồng.

Người này còn lập danh sách chi tiền cho chị T có đóng dấu mộc đỏ, chụp hình gửi qua khiến chị T bị thuyết phục và chuyển tiền “lệ phí” cho lần giải ngân thứ nhất qua ứng dụng Banking một lần.

Khoảng 10 phút sau, chị T tiếp tục nhận được tin nhắn yêu cầu chuyển thêm vào tài khoản đã cung cấp trước đó 3.280.000 đồng (4 lần) nữa để được nhận đủ toàn bộ tiền chế độ thai sản ngay trong ngày.

Thấy khả nghi, chị T đến BHXH huyện Cần Giờ nhờ tư vấn và biết mình đã bị lừa. Sau đó, đối tượng lừa đảo cũng đã xóa tài khoản trên Facebook, nên chị T mới chỉ bị thiệt hại 820.000 đồng.

Trường hợp bà L.T.N, nhà ở Quận Bình Thạnh, một cán bộ đã nghỉ hưu, cũng tự nhiên nhận được điện thoại từ số lạ tự nhận là nhân viên BHXH gọi đến yêu cầu bà xác nhận địa chỉ, số điện thoại và căn cước công dân để kiểm tra về việc hưởng lương hưu.

Sau khi cung cấp địa chỉ, thấy nghi ngờ, bà N. tắt máy. Ngày hôm sau, người này lại dùng số điện thoại di động khác để tiếp tục yêu cầu bà N. cung cấp lại các thông tin cá nhân. Khi bà N. nhờ người quen gọi lại hai số điện thoại trên thì được xác định không phải là nhân viên của ngành BHXH.

Lừa đảo có thể bị phạt tù đến chung thân

BHXH TPHCM cảnh báo việc đối tượng tự xưng là người của cơ quan BHXH để giải quyết chuyển tiền giải ngân việc hưởng các chế độ BHXH và trao đổi qua các trang mạng xã hội như messenger, zalo, viber, v.v... cho người dân để thông báo các nội dung trên là lừa đảo.

BHXH TPHCM cho biết, hiện còn rất nhiều tài khoản mạng xã hội có nội dung tương tự tiếp tục được các đối tượng lừa đảo lập ra và thu hút được nhiều sự quan tâm của người lao động.

BHXH TPHCM khẳng định, cơ quan này không triển khai bất kỳ hình thức giải quyết thanh toán chi trả các chế độ BHXH nào qua các trang mạng xã hội.

Đồng thời, người dân tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, qua Zalo, Viber, hoặc messenger.

Trường hợp nhận được các cuộc gọi, tin nhắn như trên, cần báo ngay cho cơ quan công an để xử lý, hoặc thông báo trực tiếp đến cơ quan BHXH gần nhất hoặc số điện thoại đường dây nóng của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Luật sư Nguyễn Hữu Học, Đoàn Luật sư TPHCM - cho biết, việc lừa đảo qua điện thoại hay không gian mạng khá phổ biến.

Khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) có thể bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, tùy giá trị tài sản bị chiếm đoạt, phương thức, thủ đoạn, hoàn cảnh phạm tội, mức độ ảnh hưởng mà mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT bị thiệt hại nhiều lần

Nam Dương |

Doanh nghiệp chậm đóng, truy đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì phải chịu thêm lãi suất (áp dụng từ ngày 1.1.2022), là 0.7316%/tháng và 0.5434%/tháng nếu chậm đóng bảo hiểm y tế (BHYT)

Chuyển đổi dịch vụ thu BHXH, BHYT để phục vụ người dân tốt hơn

Nam Dương |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa phát đi thông báo về việc chuyển đổi hình thức ký hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT với cơ quan BHXH.

Chậm đóng BHXH, doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép

Nam Dương |

Trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT doanh nghiệp có thể bị xử phạt cao nhất đến 150 triệu đồng và buộc phải nộp đủ số tiền kèm theo lãi suất chậm đóng, trốn đóng.

Nhận BHXH một lần là “ăn lúa non”

Nam Dương |

Những ngày gần đây, tình trạng NLĐ đã tham gia BHXH trên 10 năm làm thủ tục nhận BHXH một lần gia tăng đáng báo động. Đáng nói, tình trạng này tăng dần từ nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu giảm. 

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT bị thiệt hại nhiều lần

Nam Dương |

Doanh nghiệp chậm đóng, truy đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì phải chịu thêm lãi suất (áp dụng từ ngày 1.1.2022), là 0.7316%/tháng và 0.5434%/tháng nếu chậm đóng bảo hiểm y tế (BHYT)

Chuyển đổi dịch vụ thu BHXH, BHYT để phục vụ người dân tốt hơn

Nam Dương |

Cơ quan BHXH TPHCM vừa phát đi thông báo về việc chuyển đổi hình thức ký hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT với cơ quan BHXH.

Chậm đóng BHXH, doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép

Nam Dương |

Trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT doanh nghiệp có thể bị xử phạt cao nhất đến 150 triệu đồng và buộc phải nộp đủ số tiền kèm theo lãi suất chậm đóng, trốn đóng.

Nhận BHXH một lần là “ăn lúa non”

Nam Dương |

Những ngày gần đây, tình trạng NLĐ đã tham gia BHXH trên 10 năm làm thủ tục nhận BHXH một lần gia tăng đáng báo động. Đáng nói, tình trạng này tăng dần từ nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu giảm.