Tại sao lại có nghi thức hoa hồng cài áo?

N.Lê tổng hợp |

Nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan do thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa vào Việt Nam gần 60 năm trước nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ.

Đại lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những nghi lễ quan trọng của những người con theo đạo Phật. Ngày rằm tháng 7 đánh dấu chư tăng kết thúc 3 tháng an cư tỏa sáng công hạnh.

Trước đây, vào ngày Vu Lan, các chùa chỉ tổ chức lễ cầu siêu, tụng kinh Vu Lan cho phật tử và nói về câu chuyện hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả, không có nghi thức bông hồng cài áo.

 
Trong lễ Vu lan của người Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo. Ảnh: N.Lê 

Trong lễ Vu lan của người Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo. Nghi thức này chỉ mới xuất hiện khoảng 60 năm nay. Theo Đại đức Thích An Đạt (chùa Thiên Trúc, quận 7, TP.HCM), thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đề xuất nghi thức này.

Trong chuyến thăm Nhật Bản thập kỷ 1960, thiền sư thấy người Nhật Bản cài hoa cẩm chướng lên ngực trong lễ Vu lan, những người mất mẹ cài hoa màu trắng, người còn mẹ cài hoa đỏ. Khi chuyển hóa hình thức này về Việt Nam, ông chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu lan báo hiếu. Nghi thức này được phổ biến và duy trì đến nay.

Nghi thức bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan do thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa vào sau này. Năm 1962, thiền sư xuất bản tùy bút "bông hồng cài áo", nói về việc ngài được một sinh viên Nhật cài bông hoa cẩm chướng màu trắng vào khuy áo tràng trong ngày mẹ của phương Tây. Thiền sư mất mẹ nên được cài hoa cẩm chướng màu trắng.

Đến nay, nghi thức đã trở thành truyền thống tốt đẹp của phật tử Việt Nam. Những phật tử tham dự lễ Vu Lan nếu còn mẹ sẽ được cài bông hồng màu hồng, với ý nghĩa tự hào còn mẹ. Người được hoa hồng sẽ thấy hạnh phúc vì mình còn mẹ, phải cố gắng làm vui lòng mẹ khi còn sống.

Phật tử được cài hoa hồng màu trắng chứng tỏ mẹ đã không còn. Nhìn hoa màu trắng, phật tử sẽ tưởng nhớ đến cha mẹ mình, làm điều thiện để chia sẻ năng lượng cho đấng sinh thành.

Riêng hoa hồng màu vàng được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư. Việc này do Việt Nam mình phát triển thêm.

N.Lê tổng hợp
TIN LIÊN QUAN

Thị trường thực phẩm chay sôi động dịp Vu Lan

Ngọc Lê |

Càng gần đến ngày lễ Vu Lan, nhiều loại thực phẩm chay được bày bán trên thị trường từ các loại nguyên liệu, gia vị chay đến các sản phẩm đã chế biến, đóng hộp. Tuy nhiên, trong số các nguyên liệu, sản phẩm chay được bày bán trên thị trường, có khá nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng không biết rõ được nguồn gốc, chất lượng.

Tìm thấy bé trai sơ sinh để ở chùa cùng mảnh giấy “nhờ các sư nuôi giúp”

ĐÌNH TRỌNG |

Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ ngay trong chánh điện một ngôi chùa ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cùng mảnh giấy “nhờ các sư nuôi giúp”.

TP.Hồ Chí Minh: Ngôi chùa cưu mang hàng trăm cụ già vô gia cư

Trần Khanh |

Chùa Lâm Quang (ở 301/117H/70 đường Bến Bình Đông, quận 8, TPHCM) hiện đang cưu mang 196 cụ già không nơi nương tựa, trong đó có 37 cụ nằm một chỗ. Ngoài ra, còn nuôi dưỡng và chăm lo học hành cho hàng chục trẻ mồ côi.

Thị trường thực phẩm chay sôi động dịp Vu Lan

Ngọc Lê |

Càng gần đến ngày lễ Vu Lan, nhiều loại thực phẩm chay được bày bán trên thị trường từ các loại nguyên liệu, gia vị chay đến các sản phẩm đã chế biến, đóng hộp. Tuy nhiên, trong số các nguyên liệu, sản phẩm chay được bày bán trên thị trường, có khá nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng không biết rõ được nguồn gốc, chất lượng.

Tìm thấy bé trai sơ sinh để ở chùa cùng mảnh giấy “nhờ các sư nuôi giúp”

ĐÌNH TRỌNG |

Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ ngay trong chánh điện một ngôi chùa ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cùng mảnh giấy “nhờ các sư nuôi giúp”.

TP.Hồ Chí Minh: Ngôi chùa cưu mang hàng trăm cụ già vô gia cư

Trần Khanh |

Chùa Lâm Quang (ở 301/117H/70 đường Bến Bình Đông, quận 8, TPHCM) hiện đang cưu mang 196 cụ già không nơi nương tựa, trong đó có 37 cụ nằm một chỗ. Ngoài ra, còn nuôi dưỡng và chăm lo học hành cho hàng chục trẻ mồ côi.