Bị “giam” điện thoại 7 ngày vì lên Facebook trong ca trực!

Mỹ Vân |

Từ khi có quy định “Dùng điện thoại trong ca trực, sẽ bị thu điện thoại 7 ngày”, mới hơn 1 tháng mà cửa hàng của anh có 3 nhân viên xin nghỉ việc. Anh thở dài: “Nếu các bạn coi việc lên mạng, lướt Facebook quan trọng hơn công việc thì tôi không thể giữ được”.

Anh làm chủ một chuỗi các cửa hàng về đồ ăn khá nổi tiếng. Vì nhiều cửa hàng nên anh không thể trực tiếp quản lý được nhân viên mà phải sử dụng quản lý, quản lý qua phần mềm và camera. Thời gian gần đây, đường dây nóng của anh luôn nhận được phàn nàn của khách là nhân viên của anh thờ ơ với khách, gọi “năm lần bảy lượt” mới chịu phục vụ. Phục vụ thì thái độ khó chịu, rời ra là túm tụm nói chuyện…

Qua trích xuất camera, anh phát hiện, nguyên nhân của mọi việc là do nhân viên mê điện thoại. Mỗi nhân viên đều có một điện thoại thông minh, với đủ chương trình chụp ảnh phục vụ “sống ảo”… Đó là quyền của cá nhân nên anh không ý kiến, tuy nhiên, sử dụng điện thoại trong giờ làm, ảnh hưởng đến công việc thì không thể chấp nhận.

“Tôi không phạt tiền, không trừ lương, tôi chỉ thu điện thoại 7 ngày nếu phát hiện các bạn sử dụng điện thoại di động cá nhân của mình khi đang làm việc. Và để các bạn không bị cắt liên lạc, khi thu điện thoại thông minh, tôi phát cho các bạn một điện thoại “cục gạch” chỉ có chức năng nghe, gọi nhắn tin. Tuần đầu tiên triển khai, số điện thoại “cục gạch” của tôi không đủ cung cấp cho các bạn. Đến tuần thứ 2 thì số điện thoại bị tịch thu ít dần, đến tuần thứ 3 thì có 1 bạn xin nghỉ việc, và sau 1 tháng thì có 3 bạn xin nghỉ việc với lý do là tôi đã xâm phạm quyền cá nhân” – Anh chia sẻ.

Khi các bạn nghỉ việc, anh đã giải thích cặn kẽ, tuy nhiên, anh vẫn không nhận được sự chia sẻ từ các bạn. “Khi đưa ra quy định không được dùng điện thoại cá nhân trong ca trực, tôi không cắt liên lạc của các bạn, nếu có chuyện gì gấp và cần thiết, các bạn có thể sử dụng điện thoại bàn của cửa hàng. Các bạn bị giữ điện thoại, vẫn có điện thoại “cục gạch” để liên lạc. Quy định này, không phải là xâm phạm quyền cá nhân mà là cùng hợp tác để phát triển cửa hàng và làm cho các bạn chuyên nghiệp hơn” – Anh bộc bạch.
Mặc dù có 3 bạn xin nghỉ việc nhưng việc kinh doanh ở các cửa hàng dần tốt lên. Nhân viên chú tâm phục vụ khách hàng. Nhân viên kịp thời phát hiện những thiếu sót trong quá trình phục vụ, phát hiện thực phẩm không đảm bảo và báo ngay cho quản lý… Công việc kinh doanh tốt lên, anh gửi thư khen cho nhân viên kèm với lời hứa tăng lương và thưởng cao nếu việc kinh doanh ổn định và phát triển.

“Tuần đầu tiên tôi không có đủ điện thoại “cục gạch” để phát cho các nhân viên bị tịch thu điện thoại, đến tuần thứ 2, thứ 3 thì giảm dần đi và sau 1 tháng thì chỉ một vài nhân viên mới bị thu điện thoại. Tôi rất mừng vì các bạn đã hiểu và chia sẻ. Thời gian tới, tôi đang đặt mục tiêu, không cần dùng tới quy định nhưng các bạn vẫn tự giác không dùng điện thoại trong ca trực của mình. Bởi vì đó là một sự chuyên nghiệp” – Anh kỳ vọng.

Gần 2 tháng với quy định “Sử dụng điện thoại trong ca trực sẽ bị thu điện thoại 7 ngày” có hiệu lực, anh tổ chức thăm dò ý kiến. Một nữ nhân viên của anh, giấu tên, chia sẻ: “Thực sự khi cái quy định của sếp khiến em thấy rất ức chế. Tuần đầu tiên, chỉ cần mười phút không ngó điện thoại một chút em đã thấy bức rức, khó chịu. Em cũng muốn nghỉ việc nhưng em lại nghĩ, giữa lên mạng, lướt Facebook, bấm “Like” với tiền lương nuôi sống bản thân thì cái nào quan trọng hơn. Facebook ít “Like” không chết ai, nhưng nếu không có lương, thất nghiệp thì quả là bi kịch. Vậy là em quyết tâm “cai” Facebook, không chỉ trong thời gian trực em không dùng điện thoại mà ngay cả khi về nhà, em cũng chỉ dành một thời gian nhất định để lên mạng, mở Facebook. Em cảm ơn sếp vì quy định này”. 

Mỹ Vân
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" hơn 10 năm bởi bô rác “tạm” khổng lồ

Châm Bùi |

Bô rác tạm ở phường Hiệp Thành, quận 12 đã tồn tại hơn 10 năm, hàng chục tấn rác hàng ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dù người dân đã phản ánh nhiều năm nay, song chính quyền vẫn chưa có những giải pháp ngăn chặn ô nhiễm hoặc di dời bô rác này đi xa khu dân cư.

Thông tin cá nhân bị xâm phạm: Kêu ai, ai cứu?

Thế Lâm |

Trường hợp cô dâu 61 tuổi bị xâm phạm bí mật đời tư khi giấy đăng kí kết hôn với người chồng trẻ 26 tuổi bị lan truyền trên mạng xã hội trở thành câu chuyện bị chế giễu, bình luận xúc phạm có vẻ như đang rơi vào bế tắc không xử lí được cho dù bà S. đã tố cán bộ tư pháp phường tiết lộ những thông tin kết hôn của vợ chồng bà.

Người dân gọi xe chữa cháy có phải tốn tiền?

Trường Sơn |

Khi đi tuyên truyền, hướng dẫn người dân công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại cơ sở, nhiều cảnh sát PCCC đã gặp phải câu hỏi này từ người dân khiến họ giật mình.

Công nhân Quảng Nam đỏ mắt tìm nhà trẻ cho con

Thuỳ Trang – Xuân Hậu |

Toàn khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam chỉ có một nhà trẻ công lập, một khu nhà trẻ vừa mới xây dựng xong thì đã hết chỗ khiến nhiều gia đình công nhân tại đây buộc phải gửi con ở những nhà trẻ tư thục, thậm chí là cơ sở tự phát. “Chúng tôi chỉ có thể tự tìm hiểu kỹ nhưng cũng chỉ là qua lời giới thiệu, tin tưởng chứ không chắc con mình ăn có hợp vệ sinh không, có được chăm sóc tốt không. Nhưng tìm được chỗ gửi đã may mắn, nhiều công nhân còn buộc phải đi xa chỗ làm, càng vất vả” – chị Thanh Huyền, công nhân tại đây cho hay.

Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" hơn 10 năm bởi bô rác “tạm” khổng lồ

Châm Bùi |

Bô rác tạm ở phường Hiệp Thành, quận 12 đã tồn tại hơn 10 năm, hàng chục tấn rác hàng ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dù người dân đã phản ánh nhiều năm nay, song chính quyền vẫn chưa có những giải pháp ngăn chặn ô nhiễm hoặc di dời bô rác này đi xa khu dân cư.

Thông tin cá nhân bị xâm phạm: Kêu ai, ai cứu?

Thế Lâm |

Trường hợp cô dâu 61 tuổi bị xâm phạm bí mật đời tư khi giấy đăng kí kết hôn với người chồng trẻ 26 tuổi bị lan truyền trên mạng xã hội trở thành câu chuyện bị chế giễu, bình luận xúc phạm có vẻ như đang rơi vào bế tắc không xử lí được cho dù bà S. đã tố cán bộ tư pháp phường tiết lộ những thông tin kết hôn của vợ chồng bà.

Người dân gọi xe chữa cháy có phải tốn tiền?

Trường Sơn |

Khi đi tuyên truyền, hướng dẫn người dân công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại cơ sở, nhiều cảnh sát PCCC đã gặp phải câu hỏi này từ người dân khiến họ giật mình.

Công nhân Quảng Nam đỏ mắt tìm nhà trẻ cho con

Thuỳ Trang – Xuân Hậu |

Toàn khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam chỉ có một nhà trẻ công lập, một khu nhà trẻ vừa mới xây dựng xong thì đã hết chỗ khiến nhiều gia đình công nhân tại đây buộc phải gửi con ở những nhà trẻ tư thục, thậm chí là cơ sở tự phát. “Chúng tôi chỉ có thể tự tìm hiểu kỹ nhưng cũng chỉ là qua lời giới thiệu, tin tưởng chứ không chắc con mình ăn có hợp vệ sinh không, có được chăm sóc tốt không. Nhưng tìm được chỗ gửi đã may mắn, nhiều công nhân còn buộc phải đi xa chỗ làm, càng vất vả” – chị Thanh Huyền, công nhân tại đây cho hay.