Nữ nông dân khởi nghiệp thành công ở tuổi U60 nhờ vỏ bưởi

An Nhiên |

Câu chuyện “Không bao giờ là muộn để khởi nghiệp" của nữ nông dân Phạm Thị Phượng (Vĩnh Long) trong chương trình "Nông dân xin chào" gây chú ý với khán giả.

Được biết, trước khi khởi nghiệp với vỏ bưởi, cô Phượng gắn bó với công việc thợ may. Đến năm 2018, khi đi nuôi người bệnh ở TP.Hồ Chí Minh, phải đi đi về về giữa Mỹ Hòa (Vĩnh Long) và TP.Hồ Chí Minh cô đều mang theo đặc sản bưởi Năm Roi. Lúc đó, ăn bưởi xong bỏ nhiều vỏ, thấy tiếc quá nên cô thử làm mứt vỏ bưởi bán cho những người quen.

Thời gian đầu bán rất chạy nhưng càng về sau càng ế do người dùng ngày càng chú ý tới sức khỏe hơn, hạn chế ăn nhiều đường. Từ đó, cô nghĩ ra nhiều sản phẩm không chỉ để ăn chơi mà còn dùng để hỗ trợ một số bệnh như giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa,…

Hiện hộ kinh doanh của cô Phượng cung cấp 40kg vỏ bưởi sấy giòn trong một ngày, sản phẩm đi khắp nơi như: TP.HCM, Bình Dương, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Bạn bè của cô Phượng ở nước ngoài cũng đặt hàng để làm quà biếu, như một sản vật của địa phương. Cô Phượng cũng kết hợp bán thêm tinh dầu từ vỏ bưởi.

Với sự nhiệt huyết, niềm đam mê và kiên định với con đường đã chọn, ở tuổi 58, cô Phượng đã góp sức mình quảng bá, nâng tầm sản vật của địa phương và khẳng định “không bao giờ là muộn để khởi nghiệp. Mỗi người cần một thời điểm thích hợp, chỉ cần tích góp đủ kinh nghiệm, đam mê và không bỏ cuộc khi khó khăn”.

Tuy chỉ mới xuất hiện trên thị trường gần 1 năm nay nhưng sản phẩm đã góp phần tăng giá trị trái bưởi, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

Cô tâm sự: “Sắp tới tôi muốn mứt vỏ bưởi Vân Phượng được vươn xa hơn nữa, giúp đỡ cho mọi người ở quê hương mình có được một cuộc sống tốt hơn”.

Kết thúc câu chuyện, nông dân Phạm Thị Phượng đã thông qua bài hát "Con gái của mẹ" để bày tỏ tình cảm với người con đang đi du học ở xa. Tiết mục có sự tham gia của ca sĩ Phi Nhung.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

“Kỹ sư nông dân” Nguyễn Anh Dũng và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

An Nhiên |

Xuất hiện trong chương trình "Nông dân xin chào" số mới phát sóng trên kênh THVL, nông dân Nguyễn Anh Dũng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ hành trình tạo ra những giống lúa chất lượng cao.

Nông dân xin chào: Gắn chíp lên cây chuối, nông dân thu về 300 triệu/năm

An Nhiên |

Trong tập phát sóng của "Nông dân xin chào" tuần này, khán giả sẽ gặp gỡ khách mời - nông dân Nguyễn Huy Phương (Giám đốc hợp tác xã Laba banana Đạ K’ Nàng) với diện tích liên kết hơn 200 hecta trồng chuối Laba.

Thần tài gõ cửa: Ước mơ của người cha nghèo khuyết tật giấu bệnh nuôi con

An Nhiên |

Câu chuyện về người cha nghèo khiếm khuyết giấu bệnh nuôi vợ con trong "Thần tài gõ cửa" gây xúc động với khán giả truyền hình.

Tác hại khôn lường của việc cho trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều

An Nhiên |

TS BS Phạm Diệp Thùy Dương cho rằng, việc thường xuyên cho trẻ xem tivi, điện thoại để dụ con ăn sẽ có nhiều tác hại khôn lường.

“Kỹ sư nông dân” Nguyễn Anh Dũng và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

An Nhiên |

Xuất hiện trong chương trình "Nông dân xin chào" số mới phát sóng trên kênh THVL, nông dân Nguyễn Anh Dũng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ hành trình tạo ra những giống lúa chất lượng cao.

Nông dân xin chào: Gắn chíp lên cây chuối, nông dân thu về 300 triệu/năm

An Nhiên |

Trong tập phát sóng của "Nông dân xin chào" tuần này, khán giả sẽ gặp gỡ khách mời - nông dân Nguyễn Huy Phương (Giám đốc hợp tác xã Laba banana Đạ K’ Nàng) với diện tích liên kết hơn 200 hecta trồng chuối Laba.

Thần tài gõ cửa: Ước mơ của người cha nghèo khuyết tật giấu bệnh nuôi con

An Nhiên |

Câu chuyện về người cha nghèo khiếm khuyết giấu bệnh nuôi vợ con trong "Thần tài gõ cửa" gây xúc động với khán giả truyền hình.

Tác hại khôn lường của việc cho trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều

An Nhiên |

TS BS Phạm Diệp Thùy Dương cho rằng, việc thường xuyên cho trẻ xem tivi, điện thoại để dụ con ăn sẽ có nhiều tác hại khôn lường.