Nước mắt đàn ông

DIÊN VỸ |

Một hôm, vợ anh hỏi: “Anh có bao giờ nghĩ ngày nào đó sẽ tìm gặp hai đứa con xem chúng nó sống ra sao không?”. Anh ngậm ngùi không nói gì, mà lòng nhói đau. Hai đứa con, là vết thương lòng của anh, ngày càng rỉ máu. Vết thương anh tự gây cho mình.

Đó là hai đứa con của anh với người vợ cũ, một trai, một gái. Hai mươi năm trước vì "say nắng" mà anh lạc lối, bỏ bê gia đình. Vợ anh không tha thứ. Buồn đau, chị bỏ công việc, nhà cửa, đưa hai con trở về quê ở miền Trung sinh sống. Anh không đi tìm, không nỗ lực níu kéo. Người mà anh "say nắng" lạc lòng trở thành vợ thứ hai của anh. Hai đứa con lần lượt ra đời. Bận rộn mưu sinh, mặc cảm tội lỗi với con và người cũ, anh tắc lưỡi gạt đi nỗi dằn vặt mình là người chồng, người cha tệ bạc. Hai đứa con anh lúc ấy, đứa con trai lớn 8 tuổi, con gái nhỏ 5 tuổi. Nỗi ân hận, nhớ con làm anh nhiều khi rơi nước mắt, nhưng đành bất lực trước sự "cấm vận" của vợ cũ và cả gia đình của chị ngoài quê.

5 năm sau khi ly hôn, một ngày anh nhận được tin người vợ cũ qua đời vì trọng bệnh. Ngày hôm ấy anh thẫn thờ, quay quắt không biết phải xử lý thế nào. Nghĩa tử là nghĩa tận, huống hồ chị từng là người đầu gối, tay ấp, mẹ của hai đứa con lâu rồi anh chưa gặp mặt. Anh muốn bay ra miền Trung thắp cho vợ cũ một nén nhang, xin lỗi trước anh linh chị về lỗi lầm ngày trước của mình. Vợ anh ái ngại: "Em cũng muốn anh ra thắp cho chị nén nhang, nhưng em thấy không ổn. Anh là người phản bội, ruồng bỏ chị ấy, giờ gia đình chị ấy càng đau lòng khi thấy anh xuất hiện, con mình thì nằm đó. Mọi người nhìn anh ra sao, liệu họ có tiếp?". Anh nhờ người quen bắn tin xin phép gia đình vợ cũ cho anh được viếng chị. Anh nhận lại lời nhắn của mẹ vợ cũ: Đến chết cũng đừng để bà nhìn thấy anh.

Sau ngày vợ cũ mất không lâu, anh xin được đưa hai đứa con về thành phố nuôi, lần này là những đứa con trả lời qua điện thoại "Chúng con không muốn gặp ba, ba là người cha tệ bạc nhất trên đời!". Lòng anh đau đớn, thấy các con nói không sai. Gặp gỡ, chu cấp, quà sinh nhật... anh đều bị các con và gia đình vợ cũ từ chối. Không chỉ từ chối, họ còn cố tình xúc phạm để anh từ bỏ việc chuộc lỗi, nối lại tình cha con.

Thấm thoắt đã 20 năm. Con trai anh giờ ở tuổi 28, đã tốt nghiệp đại học Bách khoa, đã lập gia đình và có một con trai 2 tuổi. Con gái anh tốt nghiệp đại học Tài chính, hiện làm việc cho một công ty nước ngoài. Những thông tin này anh chỉ được biết qua bạn bè. Vết thương nào rồi cũng dần lành, nhưng vào những lúc trái gió trở trời lại nứt đau. Anh nghĩ về nỗi ân hận của mình, lại thấy nỗi đau buồn của vợ cũ, mối hận cha của các con anh... có sống hết kiếp này, vẫn khó nguôi quên. Người vợ sau hiểu và chia sẻ nỗi buồn đau của anh, thấy mình cũng là nguyên nhân lầm lỗi của chồng. Chị tuyệt nhiên không nói lời nào làm anh thêm nặng lòng, và những thông tin về hai đứa con anh, phần nhiều do chị tìm hiểu, nói lại với chồng.

Một lần, anh đã bay ra miền Trung, tìm đến công ty, nơi "nghe nói" con trai làm việc. Anh ngồi uống cà phê ở quán đối diện, nhìn chăm chú về phía cổng ra vào. Năm giờ chiều, mọi người lần lượt qua cổng ra về sau một ngày làm việc. Đến một chàng trai vai khoác ba lô, dẫn xe máy tươi cười với bác bảo vệ, đi ra cổng, tim anh nhói lên. Đó là con trai anh, cậu bé cưng yêu 8 tuổi ngày nào. Đẹp trai, khoẻ khoắn, cao ráo, vui tươi, là hình ảnh của anh thời trẻ. Không thấy ám ảnh buồn khổ, bi luỵ nào trên gương mặt cương nghị kia. Anh ngơ ngẩn nhìn theo con cho đến khi cậu cùng chiếc xe máy khuất sau góc phố.

Sáng hôm sau, anh gọi cho con trai (sau khi xin được số từ người bảo vệ công ty của con). Trong vai chủ một toà nhà đang xây, anh mời cậu ăn trưa, để tư vấn cho thiết kế hệ thống điện của toà nhà. Con trai anh bước vào nhà hàng, đảo mắt một vòng, cái nhìn khựng lại ở anh, bàng hoàng. Cậu nhận ra cha mình ngay, dù 20 năm cha con mới gặp lại. Anh bước tới vụng về bắt tay con, mời cậu ngồi. Để con trấn tĩnh, anh mới rụt rè hỏi thăm cậu, bộc bạch những nỗi niềm xưa, sự ân hận dằn vặt không nguôi 20 năm qua. Con trai anh không nói lời nào, cậu ngồi lặng nghe, mặt lúc thoáng đỏ, lúc tối sầm. Gần cuối cuộc gặp gỡ, cậu mới nhìn mặt cha, giọng buồn bã: "Cháu..., à con không dễ tiếp nhận được cuộc gặp này. 20 năm qua, chúng con đã quen sống không có ba, đã mồ côi cả mẹ lẫn cha. 20 năm qua, ba ở đâu, làm gì, mà không hề biết tụi con sống chết thế nào, dù chỉ từ xa?". Rồi cậu khóc, cha cậu nước mắt cũng tràn mi. Nước mắt đàn ông, mặn đắng.

Cuối cuộc gặp, con trai bình tĩnh hơn, lắng nghe cha giãi bày. Cậu gọi điện thoại cho ai đó và chuyển cho anh: "Ba nói chuyện với em Cún nè, chắc nó không còn nhớ ba đâu!". Anh áp tai vào điện thoại, mãi mới nói được một câu "Chào Cún, ba đây". Chỉ có tiếng thở trong điện thoại, và sau đó là một giọng lạnh tanh "Xin lỗi, ba tôi chết lâu rồi". Anh ngồi lặng đi. Anh nhắm nghiền mắt suốt chuyến bay trở về, như hoá đá với nỗi đau của mình.

Một năm sau đó anh bệnh nặng, ra vô bệnh viện liên tục, tiên lượng xấu. Vào lúc anh tuyệt vọng nhất, vợ anh nói: "Có người đến thăm ba nè". Anh mở mắt, chớp mắt liên tục như muốn thoát khỏi cơn mơ. Bên giường bệnh là hai đứa con "ngày xưa" của anh, Bi và Cún. Con trai anh ngồi xuống giường bệnh, khẽ nắm tay anh: Ba mau bình phục nha ba. Ba đừng suy nghĩ, dằn vặt nữa. Tụi con buồn hận ba, nhưng giờ có con, con đã hiểu tình cha con.

Con gái anh không nói gì, nó chỉ cầm tay anh, gục đầu xuống bàn tay cha, rồi lặng lẽ khóc.

20 năm, nỗi buồn đau, dằn vặt trong anh như vơi đi, ở giây phút này...

DIÊN VỸ
TIN LIÊN QUAN

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Đi hay ở...

ĐỖ THU VÂN |

Con trai lại gọi điện, hối thúc mẹ đồng ý để con thu xếp đưa bà sang khi giấy tờ bảo lãnh đã hoàn tất. Không biết có phải đã hơn một lần con nhắc bà chuyện này nên lần này, giọng nó như dằn dỗi, có vẻ như nó không kiên nhẫn được nữa khi bà cứ trù trừ, không ra từ chối nhưng đồng ý cũng không hẳn. Giá còn trẻ, hẳn bà chẳng chần chừ lâu đến thế. Dường như càng lớn tuổi, cái ý nghĩ dứt bỏ một nơi mình đã gắn bó gần hết đời người cứ làm khó người ta, nhất là những người hoài cổ, thích sống với hoài niệm như bà. Hơn thế nữa, lý do khiến bà cứ do dự mãi chính là vì bà không đành lòng để ông nằm lại đây một mình.

Góa bụa

MAI HẠNH |

Buổi trưa, đang lu bu dọn dẹp trong siêu thị, chị nhận được tin nhắn của con gái: “Bố con mất chưa đầy hai năm mà giờ mẹ đã bày đặt bồ bịch. Không lẽ mẹ nôn nóng muốn lấy chồng đến thế?”. Đọc xong tin nhắn, chị lặng người, ngực trái nhói đau. 

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Đi hay ở...

ĐỖ THU VÂN |

Con trai lại gọi điện, hối thúc mẹ đồng ý để con thu xếp đưa bà sang khi giấy tờ bảo lãnh đã hoàn tất. Không biết có phải đã hơn một lần con nhắc bà chuyện này nên lần này, giọng nó như dằn dỗi, có vẻ như nó không kiên nhẫn được nữa khi bà cứ trù trừ, không ra từ chối nhưng đồng ý cũng không hẳn. Giá còn trẻ, hẳn bà chẳng chần chừ lâu đến thế. Dường như càng lớn tuổi, cái ý nghĩ dứt bỏ một nơi mình đã gắn bó gần hết đời người cứ làm khó người ta, nhất là những người hoài cổ, thích sống với hoài niệm như bà. Hơn thế nữa, lý do khiến bà cứ do dự mãi chính là vì bà không đành lòng để ông nằm lại đây một mình.

Góa bụa

MAI HẠNH |

Buổi trưa, đang lu bu dọn dẹp trong siêu thị, chị nhận được tin nhắn của con gái: “Bố con mất chưa đầy hai năm mà giờ mẹ đã bày đặt bồ bịch. Không lẽ mẹ nôn nóng muốn lấy chồng đến thế?”. Đọc xong tin nhắn, chị lặng người, ngực trái nhói đau.