6 món ăn tăng cường sức đề kháng

THANH CHÂN (THEO TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TPHCM) |

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn - Hội Y học TPHCM chia sẻ 6 món ăn giúp bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng trước các bệnh thường mắc phải từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. 

1. Cháo thịt băm cúc hoa

Công dụng: Dưỡng vị, sinh tân, giải khát, thanh nhiệt, dưỡng âm, phòng cảm mạo các giai đoạn, đau đầu chóng mặt, không muốn ăn uống

Cách làm: Rửa sạch 30g cúc hoa và băm nhỏ 100g thịt nạc băm nhỏ. Đãi 100g gạo sạch, sau đó, cho vào nồi cùng thịt nạc bỏ với khoảng 2 lít nước. Nấu lửa nhỏ đến nhừ, cho cúc hoa vào nấu thêm 2 phút và nêm nếm gia vị.

2. Canh cúc hoa thịt heo

Công dụng: Phòng cảm mạo sốt, ho, đau đầu, mồ hôi ra quá nhiều

Cách làm: Rửa sạch và bỏ ngòi 50g cúc hoa. Thái 100g thịt nạc thành miếng mỏng hoặc sợi. Sau đó, dùng 30ml dầu hạt cải xào giòn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị và ăn kèm với cơm.

3. Giá đậu xanh trộn

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, phòng bệnh cảm sốt, ăn không ngon

Cách làm: 500g giá đậu xanh bỏ rễ, rửa sạch và cho vào nồi nước sôi luộc 2 phút vớt ra. Đợi rau nguội, sau đó, cho xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi trộn đều. Ăn kèm cùng với cơm.

4. Nước tang diệp cúc hoa

Công dụng: Phòng cảm mạo, đau đầu chóng mặt, ngứa họng, ho trong mùa xuân

Cách làm: Rửa sạch 30g cúc hoa và 15g tang diệp (lá dâu). Dùng nước sôi hãm như trà, sau đó, cho thêm một ít đường trắng, làm trà uống.

5. Nước hành và đậu xị

Công dụng: Dành cho người mới bị cảm, chứng phát sốt, sợ rét lạnh, đau đầu, miệng khô, cơ thịt nhức mỏi

Cách làm: 10g hành củ rửa sạch xắt lát, đập dập. Sao hơi vàng 100g đậu xi (đậu đỏ). 100g cát căn xắt lát mỏng. Để ba vị vào nồi nhôm (hoặc siêu đất), đổ bốn chén nước, sắc còn một chén, chia uống hai lần trong ngày, không nên ra gió ngay sau khi uống thuốc.

6. Nước tía tô – nhân sâm

Công dụng: Dùng trong trường hợp nhiễm cảm thể hư, phát sốt ớn lạnh lâu ngày, ho đờm trắng loãng, thở hụt hơi, người mệt. Không dùng trong trường hợp bị sốt cao, mắt đỏ, miệng khô, yết hầu đau.

Cách làm: Cho 30g tía tô tươi cùng 10g sâm vào nồi, đổ bốn chén nước, sắc còn một chén rưỡi, lọc lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày, nên uống liên tục 3-5 ngày. Trẻ em tùy tuổi chia nhiều lần uống.

THANH CHÂN (THEO TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TPHCM)
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ăn cơm nhà, bác sĩ khuyến khích dùng riêng mỗi người một chén chấm

V.PHÚ |

TS.BS. Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến khích chấm riêng mỗi người một chén khi ăn cơm nhà, vì thói quen chấm chung là không tốt nhưng lại ít khi được mọi người để ý. Giữa thời điểm COVID-19 đang hoành hành, chính thói quen này lại có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ăn cơm nhà, bác sĩ khuyến khích dùng riêng mỗi người một chén chấm

V.PHÚ |

TS.BS. Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến khích chấm riêng mỗi người một chén khi ăn cơm nhà, vì thói quen chấm chung là không tốt nhưng lại ít khi được mọi người để ý. Giữa thời điểm COVID-19 đang hoành hành, chính thói quen này lại có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật.