Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân L.V.Đ (45 tuổi, quê Kiên Giang) với tình trạng đau lưng lan dần xuống dưới, khiến hai chân tê và yếu dần, không cử động được và bí tiểu. 

Qua thăm khám, bác sĩ nhận định ông L.V.Đ có triệu chứng nhiễm trùng, sốt, lạnh run, khô môi, lưỡi đơ, kèm theo hội chứng chèn ép tủy như đau lưng lan hai chân, tê, liệt và mất phản xạ hai chân, bí tiểu. Kết quả chụp cộng hưởng từ cũng ghi nhận áp xe ngoài màng cứng trong ống sống ngực – thắt lưng – cùng về phía sau, từ ngang mức thân sống ngực N10 đến xương cùng S2, gây hẹp lan tỏa ống sống, chèn ép tủy sống ngực và chùm đuôi ngựa cấp tính ra phía trước, tổn thương viêm, áp xe rải rác cơ thắt lưng chậu, cơ cạnh sống hai bên.

Bệnh nhân sau đó được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu giải ép tủy sống. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên đã lấy dịch mủ cột sống để cấy tìm vi trùng ra tụ cầu vàng, là loại vi trùng thường gây nhiễm trùng ngoài da.

Sau hơn 10 ngày điều trị, tình trạng trên đã đỡ hơn và bệnh nhân được chuyển về bệnh viện địa phương, tiếp tục điều trị theo phác đồ của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 6 đến 8 tuần, kiên trì tập vật lý trị liệu hai chân, cơ vòng hậu môn trong khoảng từ 6 đến 12 tháng kết hợp với dinh dưỡng hợp lý để khỏi bệnh. 

Qua tìm hiểu được biết, trước đây bệnh nhân L.V. Đ bị đau lưng và điều trị tại y tế địa phương. Sau đó, nghe hướng dẫn của hàng xóm, ông Đ đã đến thầy lang gần nhà cắt lể vùng đau bằng dao lam. Sau khi cắt lể, tình trạng đau không giảm mà còn trở nên nặng nề hơn. Sau khi bệnh khởi phát 5 ngày, người nhà đưa bệnh nhân nhập cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

ThS.BS Lê Viết Thắng – Khoa Ngoại Thần kinh BV ĐHYD TPHCM nhận định, chưa thể chứng minh tính hiệu quả của phương pháp cắt lể trên cơ sở khoa học mà ngược lại còn gây ra nhiều hệ luỵ tới người bệnh.

“Chúng tôi đã điều trị nhiều trường hợp đau lưng, đau cổ, đau tứ chi sau cắt lể, trong đó có nhiều trường hợp không may xảy ra do biến chứng hoặc điều trị chậm trễ do tự ý cắt lể. Riêng ông L.V.Đ là trường hợp đầu tiên diễn tiến nhiễm trùng nặng trước khi nhập viện. Hiện tại, chưa có chứng minh rõ ràng về tính hiệu quả của phương pháp cắt lể, ngược lại còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu nhiều, nhất là khi rạch phạm vào các mạch máu nông hoặc các tĩnh mạch nông bị dãn, chảy máu không cầm trên các người bệnh có tiền sử bệnh máu khó đông hay đang dùng thuốc loãng máu” - ThS.BS Lê Viết Thắng nói. 

Lâu nay, tại các vùng nông thôn, cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian khá phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp cắt lể hoặc đắp thuốc không quy ước để điều trị bệnh là việc làm hết sức nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm gan, HIV, chảy máu không cầm. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra nhiễm trùng, hoại tử chi, xuất huyết não, áp xe cột sống, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM thêm 1 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm COVID-19

Hà Phương |

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định dịch bệnh COVID-19.

Bệnh viện ở TPHCM dùng máy đo thân nhiệt từ xa phòng COVID-19

Thanh Chân |

Một bệnh viện tại TPHCM đã sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa để tăng hiệu quả sàng lọc trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân bị sốt sẽ được đưa đến phòng khám để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Cẩn thận với bệnh viêm gan trong mùa dịch COVID-19

Minh Chân |

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với nhiều chất độc nên gan rất dễ bị bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm gan. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí gây tử vong. Đặc biêt, trong mùa dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh viêm gan nếu đồng nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 

TPHCM thêm 1 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm COVID-19

Hà Phương |

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định dịch bệnh COVID-19.

Bệnh viện ở TPHCM dùng máy đo thân nhiệt từ xa phòng COVID-19

Thanh Chân |

Một bệnh viện tại TPHCM đã sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa để tăng hiệu quả sàng lọc trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân bị sốt sẽ được đưa đến phòng khám để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Cẩn thận với bệnh viêm gan trong mùa dịch COVID-19

Minh Chân |

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với nhiều chất độc nên gan rất dễ bị bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm gan. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí gây tử vong. Đặc biêt, trong mùa dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh viêm gan nếu đồng nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.