Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 

Lý giải về việc sau khi ngủ dậy thường đau lưng, bác sĩ Võ Hòa Khánh (Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM) cho biết: “Ngoài việc ngủ sai tư thế, làm việc với cường độ cao, đau lưng sau khi ngủ dậy có liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng (thần kinh toạ). Những bệnh lý này có diễn tiến âm thầm, người bệnh nên thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời”.

Các cơn đau nhức thường tập trung ở vùng cột sống thắt lưng, sau đó lan truyền xuống mông, đùi và 2 chân tuỳ vào mức độ chèn ép thần kinh toạ. Nằm, đứng hay đi lại cũng gây nên các cơn đau, tê chân, tê nóng rát lòng bàn chân, teo cơ đùi, bắp chân…  Những cơn đau này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ, công việc của người bệnh, từ đó, chất lượng bị sống giảm đi.

Theo đó, khi có dấu hiệu đau lưng sau giấc ngủ kéo dài, người bệnh cần chú ý đến tư thế ngủ và điều chỉnh lượng công việc. Đồng thời, hạn chế các hành động cúi khom lưng đột ngột, sai tư thế, tránh tư thế ngồi làm việc không đúng hoặc ngồi quá lâu. Bên cạnh đó, người bị đau lưng sau khi thức dậy cần tăng cường tập thể dục hoặc các bài tập cơ lưng được hướng dẫn qua các kênh truyền thông, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

“Trước hết, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau mỏi lưng sau khi ngủ dậy, điều chỉnh lại tư thế, tập các bài tập chuyên môn. Nếu triệu chứng vẫn không cải thiện, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa cột sống để được khám, chụp X quang cột sống thắt lưng, chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để xác định chẩn đoán và mức độ nặng của bệnh” – bác sĩ Hòa Khánh khuyến cáo.

Hà Thanh
TIN LIÊN QUAN

Robot khử khuẩn phòng cách ly thay thế nhân viên y tế

Anh Nhàn |

Ngày 4.4, Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TPHCM)  đưa robot khử khuẩn phòng cách ly đi vào hoạt động giúp thay thế nhân viên y tế khử khuẩn phòng cách ly. 

Vì sao nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới?

T.Chân - H.Phương |

Bệnh gút (gout) là bệnh nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại, nhất là nam giới. Người mắc bệnh sẽ bị viêm các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ từ thói quên dùng chung chén chấm gia vị

V.Phú |

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã có những khuyến khích không nên duy trì về thói quen chấm chung của người Việt giữa đại dịch COVID-19. Nếu ăn cơm nhà là an toàn nhất trong thời điểm này, thì gia đình cần xem lại thói quen dùng chung chén chấm.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Robot khử khuẩn phòng cách ly thay thế nhân viên y tế

Anh Nhàn |

Ngày 4.4, Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TPHCM)  đưa robot khử khuẩn phòng cách ly đi vào hoạt động giúp thay thế nhân viên y tế khử khuẩn phòng cách ly. 

Vì sao nam giới dễ mắc bệnh gút hơn nữ giới?

T.Chân - H.Phương |

Bệnh gút (gout) là bệnh nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại, nhất là nam giới. Người mắc bệnh sẽ bị viêm các khớp nhỡ và nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ từ thói quên dùng chung chén chấm gia vị

V.Phú |

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã có những khuyến khích không nên duy trì về thói quen chấm chung của người Việt giữa đại dịch COVID-19. Nếu ăn cơm nhà là an toàn nhất trong thời điểm này, thì gia đình cần xem lại thói quen dùng chung chén chấm.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật.