Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí dễ gặp biến chứng

Hà Lê |

Tiêm insulin là một trong những biện pháp giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh. Bệnh nhân có thể được tiêm tại cơ sở y tế hay tự tiêm tại nhà. Khi tiêm tại nhà, người nhà và bệnh nhân cần biết tiêm insulin đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm insulin sai kỹ thuật.

Nguy hiểm vì tự ý tiêm insulin sai cách

Bệnh nhân L.T.Đ (68 tuổi, ở Nam Định) mắc đái tháo đường 16 năm nay và đã phải tiêm insulin. Bệnh nhân tự mua dụng cụ về tiêm tại nhà sau khi đã được nhân viên y tế hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi tiêm, bà Đ có cảm giác mệt mỏi và được đưa tới cơ sở y tế thăm khám.

Tại đây các bác sĩ cho biết, bệnh nhân Đ được chẩn đoán hạ đường huyết nặng do dùng quá liều insulin cực lớn. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch dung dịch Glucose 30% và tiếp tục duy trì Glucose 10% trong vài ngày. Kết quả bệnh nhân hồi phục sức khỏe, không để lại di chứng sau 5 ngày điều trị.

Một trường hợp khác là bệnh nhân N.H.V, 72 tuổi ở Hà Nội bị đái tháo đường 14 năm nay. Từ khi phát hiện ra bệnh, bà điều trị rất khoa học, nhưng đường huyết vẫn tăng. Gần đây, bà V phải tiêm insulin hàng ngày. Mỗi lần tiêm, chồng bà đảm nhiệm tiêm giúp hoặc bà V tự tiêm vào vùng bụng. Cách đây hai tuần, bà V vẫn tiêm insulin đều đặn theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nhưng lần này, sau khi tiêm xong, bà cảm giác vã mồ hôi, người mệt lả ra và từ từ khuỵu xuống. Người nhà đưa bà V tới cấp cứu tại Bệnh viện Xây Dựng. Bác sĩ cho biết bà V bị hạ đường huyết do tác dụng của tiêm insulin.

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 15-25 bệnh nhân mới, trong số này có nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện là do tiêm sai insulin, dẫn đến đường huyết cao. Nghiên cứu mới đây tại khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, có đến gần 70% các bệnh nhân điều trị insulin tiêm sai. Tiêm insulin là một việc tưởng chừng như đơn giản đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, nhưng lại là việc vô cùng khó và chỉ sai một ly có thể mất mạng.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí tiêm, bao gồm khả năng tiếp cận, tình trạng mô mỡ và tốc độ hấp thụ insulin của điểm tiêm. Theo đó, các vị trí tiêm phổ biến nhất thường là bụng, má ngoài của đùi, mặt sau cánh tay và mông. Những vùng này có lớp mô mỡ nằm ngay dưới da, giúp hấp thụ insulin. Ngoài ra, khu vực này ít dây thần kinh, sẽ giảm cảm giác đau tới mức tối thiểu khi tiêm.

"Trong số những bệnh nhân tôi khám tuần qua, có một bệnh nhân nữ 83 tuổi tiêm 4 mũi với tổng là 68 đơn vị insulin mà đường máu vẫn thường xuyên >15 mmol/L, nhưng sau khi được hướng dẫn tiêm đúng kỹ thuật và thay đổi vị trí thì chỉ với liều 50 đơn vị đã đưa được đường máu về mức từ 7 – 10 mmol/L", TS.BS Nguyễn Quang Bảy cho biết.

Insulin là dạng thuốc tiêm duy nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi. Các bác sĩ vẫn nói đùa, "nó có thể giết chết một người vì mũi tiêm rất dễ dàng".

TS.BS Nguyễn Quang Bảy chỉ ra các sai lầm phổ biến:

Khi tiêm insulin dưới da thì vùng bụng thường được khuyến cáo vì vùng này khá rộng.

Vị trí tiêm đúng là tiêm cách rốn 3cm hất trở ra đến tận mạng sườn và phải thay đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhớ hoặc được truyền miệng nhau nên họ lại tiêm sai vị trí thành tiêm cách rốn 3cm hoặc là tiêm quanh rốn.

Chỉ tiêm 1 chỗ (thường quanh rốn) mà không thay đổi vị trí tiêm. Hậu quả của tiêm quá nhiều mũi tại một vị trí là lớp mỡ dưới da vùng đó sẽ phản ứng và phì đại, nên không hấp thu được insulin, dẫn đến tiêm liều rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được đường máu;

Không véo da khi tiêm, nên kim đâm sâu vào đến cơ, thành ra là tiêm bắp chứ không phải tiêm dưới da. Hậu quả là insulin được hấp thu quá nhanh và tác dụng ngắn hơn bình thường;

Rút bơm tiêm ngay sau khi tiêm xong, khi thuốc chưa kịp đi vào hết, nên một phần insulin sẽ bị chảy ra tại chỗ tiêm;

Không thay kim tiêm thường xuyên (hàng ngày hoặc sau mỗi lần tiêm), có khi cả tuần hoặc 2 tuần mới thay kim 1 lần. Hậu quả là kim bị cùn gây đau, bị tắc gây giảm lượng insulin đưa vào cơ thể, bị nhiễm trùng...

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Hạ Mây |

Nhiều người cho rằng, bệnh đái tháo đường (tiểu đường) chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên, trẻ em cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường. Dưới đây là những thông tin tư vấn từ Khoa Thận nội tiết - Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Cẩn trọng với những nốt mụn tưởng vô hại ở bệnh nhân đái tháo đường

Nguyễn Ly |

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), nếu bị nổi mụn nhọt mà nhận thấy nhọt to hơn, gây đau nhức, hoại tử da lưng thì lúc này bệnh nhân có thể đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng…

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

3 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường khó nhận biết

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường qua bàn chân để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.

Cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Hạ Mây |

Nhiều người cho rằng, bệnh đái tháo đường (tiểu đường) chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên, trẻ em cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường. Dưới đây là những thông tin tư vấn từ Khoa Thận nội tiết - Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Cẩn trọng với những nốt mụn tưởng vô hại ở bệnh nhân đái tháo đường

Nguyễn Ly |

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), nếu bị nổi mụn nhọt mà nhận thấy nhọt to hơn, gây đau nhức, hoại tử da lưng thì lúc này bệnh nhân có thể đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng…

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

3 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường khó nhận biết

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường qua bàn chân để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.