Bệnh nhân tiểu ra máu vì bàng quang “chui” vào bẹn

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Bệnh nhân liên tục trong tình trạng chảy máu đỏ tươi, có khối phồng to vùng bẹn phải, đau tức.

Ông N.V.L (84 tuổi, Quy Nhơn, Bình Định) nhập viện trong tình trạng tiểu ra máu đỏ tươi, có khối phồng to vùng bẹn phải, đau tức. Người nhà cho biết, khoảng 10 ngày trước, trong một chuyến du lịch, ông L lần đầu đi tiểu ra máu đỏ tươi. Nghỉ ngơi vài ngày tình trạng này không còn, sau đó người bệnh lại tiểu ra máu nhiều lần.

Đi khám tại một bệnh viện tỉnh, người bệnh được chẩn đoán thoát vị bàng quang, cần phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh lớn tuổi, lại có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thiếu máu tim cục bộ, Alzheimer…

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhận thấy khối thoát vị bàng quang khá lớn, khoảng ¼ bàng quang, cỡ trái cam nhỏ, khiến người bệnh bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau đớn, khó đi lại. Ngay lập tức bệnh nhân được dùng thuốc cầm máu, kháng sinh.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thanh Trúc - Trung tâm Tiết Niệu – Thận học, qua thăm khám, nếu không phẫu thuật sớm, bàng quang có thể sa xuống bẹn, gây biến chứng nặng hơn như viêm bàng quang, hoại tử bàng quang. Mổ mở là cách duy nhất để đưa bàng quang về đúng vị trí.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và từng phẫu thuật cột sống nên không thể gây mê toàn thân, điều này dễ gây viêm phổi, khiến bệnh nền nặng hơn sau mổ. Cuối cùng, các bác sĩ thay bằng phương án gây tê tủy sống – dạng dây tê một vùng.

Sau 90 phút, ca mổ thành công. Hiện, sau 2 ngày hậu phẫu, các triệu chứng của thoát vị bàng quang đã hết. Người bệnh ổn định có thể đi lại, sinh hoạt bình thường.

Bác sĩ Phạm Thanh Trúc cho biết thêm, thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong bụng (mạc nối, ruột non, đại tràng, bàng quang…) không còn nằm ở vị trí thông thường mà chui ra khỏi một điểm yếu trên thành bụng ở vùng bẹn. Thoát vị bẹn có thể do bẩm sinh hoặc do các yếu tố nguy cơ như già yếu, người làm việc nặng lâu năm, có các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, táo bón, ho kéo dài…

Thoát vị bàng quang là trường hợp rất hiếm, y văn ghi nhận 1-3% trong tổng số các trường hợp thoát vị bẹn, chỉ gặp ở nam giới. Khối sa có thể trở về khoang bụng khi dùng tay ấn, nằm nghỉ ngơi, nhưng không thể tự khỏi. Dù bệnh lí lành tính, chỉ gây khó chịu nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi có tình trạng nghẹt.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

Người trên 60 tuổi ở TPHCM sẽ được khám sức khỏe miễn phí

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nhằm phát hiện bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi hiệu quả, TP vừa ban hành kế hoạch khám sức khỏe triển khai ở mỗi quận, huyện chọn ít nhất một phường xã để thí điểm và hoàn tất trước ngày 31.8.

Cứu bé gái 3 tuổi bị lõm ngực nặng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Khi thấy trẻ ho nặng hơn và thở mệt kèm sốt, gia đình chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, êkip bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị lõm ngực và có kén khí ở phổi.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường cho người bệnh thận

Thanh Thanh |

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bị suy thận.

Người trên 60 tuổi ở TPHCM sẽ được khám sức khỏe miễn phí

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nhằm phát hiện bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi hiệu quả, TP vừa ban hành kế hoạch khám sức khỏe triển khai ở mỗi quận, huyện chọn ít nhất một phường xã để thí điểm và hoàn tất trước ngày 31.8.

Cứu bé gái 3 tuổi bị lõm ngực nặng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Khi thấy trẻ ho nặng hơn và thở mệt kèm sốt, gia đình chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, êkip bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị lõm ngực và có kén khí ở phổi.